Đã từ rất lâu, Trung Quốc đã trở thành "thủ phủ" của hàng nhái.
Không ít người trên thế giới cũng từng ít nhất một lần sử dụng hàng Trung Quốc, hoặc vô tình mua nhầm "đồ hiệu" nhưng lại có nhãn mác "khang khác".
Đồ nhái đến từ đất nước dân số 1,3 tỷ người này trải dài trên khắp mọi lĩnh vực, từ đồ chơi, quần áo cho đến các hãng thức ăn nhanh.
Bạn đã bao giờ bước vào một cửa hàng ngỡ tưởng là KFC nhưng chữ C lại có dấu móc, hay xỏ chân vào đôi dép nhãn hiệu... iPhone?
Nếu chưa thì xin mời. Sau đây là bộ sưu tập "hàng hiệu giá hời" đến từ đất nước Trung Quốc.
Lộn đầu với đuôi 1 thương hiệu nổi tiếng, hoặc biến anh Daniels thành "bà" Daphne cũng là một cách hay.
Con bạn lèo nhèo đòi mua bằng được chiếc PSP nhưng bạn lại không có tiền? Thôi thì "mua tạm" cho nó chiếc POP này cũng được.
Duracell làm sao mà "đã ngon lại còn rẻ" như pin Hồng Quang.
Với những người thích uống bia sành điệu mà đang hết tiền, thay vì mua Corona, thử cầm chai Cerono này cũng được. Nắm tay che bớt chữ "E" thì ai mà để ý được?
Những người yêu thích KitKat nên thận trọng, đề phòng vớ nhầm KicKer.
Bản gốc là rùa nước, bản này là rùa cạn. Cùng là rùa cả sao phải lăn tăn?
Cũng may sản phẩm này không "biến tấu" đến mức đặt tên là DEAFS.
Đây không phải Siêu nhân, chỉ mới là Đặc biệt nhân mà thôi.
Xin giới thiệu với bạn bộ đồ chơi Space Boys "lấy cảm hứng" từ Toys Story. Tuy nhiên, tên là "Cậu bé không gian" nhưng có vẻ anh cao bồi kia khó có thể thở trong môi trường vũ trụ chỉ với sơ mi và quần jeans rách?
Sử dụng loại kem đánh răng này, răng của bạn, một là nát như vụn bánh mỳ, còn nếu may mắn sẽ cứng như lớp vỏ Trái Đất. Nói chung, "hay không bằng hên", nếu cảm thấy mình dư thừa may mắn, hãy sử dụng loại kem này.
Liệu bạn có sẵn sàng "rước" chiếc BMW phiên bản logo lỗi này về?
Dép mát-xa "hàng hiệu" đến từ hãng "Kai Nì"
Tín đồ của Oreo có lẽ sẽ uất đến phát khóc khi nhìn thấy nhãn hiệu bánh quy kẹp kem này.
Thay vì "Mắc Đo nồ", hãy tập làm quen với "Ô Mắc Mắc Đờ no ồ"..
Sự kết hợp hoàn hảo giữa kiểu dáng và tên thương hiệu NOKIA nổi tiếng với giao diện của iPhone và chất lượng đến từ Trung Quốc và mang cái tên khá nguy hiểm: NOKI.(chấm)A
Người ta có Kentucky Fried Chicken, Trung Quốc có Kentucky Fried... Grouse. ( Gà gô trắng)
Pizza Huh? Đây có thể coi là một phát kiến dành cho những kẻ thích lan man trong vấn đề tìm địa điểm ăn uống.
Đừng dại mà nhờ bố mẹ, hay những người ít hiểu biết về công nghệ mua cho bạn PlayStation, bởi với tình trạng hàng nhái "thập diện mai phục" như hiện nay, kiểu gì thứ về tay bạn chỉ có thể là PolyStation như trên mà thôi.
Tương tự với tay cầm SQMY...
Chiếc Geely Ge- "Rolls-Royce Trung Quốc" đình đám một thời có giá còn đắt hơn cả bản gốc.
Thêm một sự phối kết hợp độc đáo, Đông Tây kết hợp giữa vòng xanh lá cây Starbucks và đầu sư tử chả biết ở đâu, nếu ở tây là "Star" thì ở Tàu phải là "Sun", có thể ở đâu đó trên đất nước rộng lớn này còn có "Moonbucks" cũng nên
Bill Gates có lẽ sẽ phải phát khóc khi nhìn thấy công ty phần mềm của ông Micheal này...
Ông "Johny đi bộ" giờ phải ngả mũ chào thua ông "Johny công nhân" này là cái chắc.
Bên bển người ta có điện thoại hãng "quả táo cắn dở" rõ kỳ cục, dùng "quả lê lành lặn" này có phải bớt lôm côm hơn không?
Từ khi sang Trung Quốc, thị trường của Apple đã rẽ hướng sang kinh doanh... guốc.
Hãng thời trang "hơi hướm" Adidas phiên bản "xếp gạch"
Logo của Nike chỉ có mỗi một vạch, trong khi Nake có hẳn 2 vạch, kiểu gì chất lượng cũng theo đó nhân đôi, có điều không biết là nhân đôi dương hay nhân đôi âm nữa.
Bạn nghĩ sao về nhãn hiệu "Đôn chê cầm quả chuối" này?
Khi đôi Stan Smith nổi tiếng của Adidas được kết hợp với Nike thì sẽ ra MIKE.
Giờ mới biết, Apple Trung Quốc còn lấn sân sang thị trường giày???