Thần thám Tống triều Bao Công tránh họa "tuyệt tự" như thế nào?

Trần Quỳnh |

Đến tuổi lục tuần, đại thần Tống triều Bao Công mới có con trai nối dõi. Quá trình có được người con này, cho đến nay vẫn là điều ít người biết đến.

Người vợ bí ẩn được ghi trong gia phả

Gia phả của dòng họ Bao được truyền tới ngày nay có ghi: thê tử của Bao Chửng là một người phụ nữ họ Lý, hay gọi là “Lý thị”. Tuy nhiên việc phu nhân “Lý thị” có thực sự tồn tại hay không cho tới ngày nay vẫn là một điều bí ẩn.

Có rất nhiều ẩn số xung quanh năm sinh năm nhất của người này. Gia phổ họ Bao ghi rõ: “Lý thị sinh vào thời Hưng Quốc - Nhâm Thìn, mất vào năm Hàm Bình - Canh Thân.” Tuy nhiên ngay trong năm sinh năm mất của Lý thị đã xuất hiện nhiều nghi vấn.

“Thái Bình Hưng Quốc” là niên hiệu đầu tiên của Tống Thái Tông. Niên hiệu này chỉ được dùng trong vòng 9 năm, tức là từ năm 976 -984.

Trong thời gian này cũng không có năm nào là năm Nhâm Thìn. “Nhâm Thìn” là niên hiệu thứ tư dưới thời Thái Tông tại vị (còn gọi là Thuần Hóa), dùng trong khoảng ba năm (từ 990 – 994).

Còn “Hàm Bình” là niên hiệu đầu tiên của Tống Chân Tông, dùng trong 6 năm, (từ năm 998 đến năm 1003). Canh Thân là niên hiệu thứ 4 của Chân Tông (tên khác là Thiên Hi), dùng từ năm 1017 đến 1021.

Đối chiếu theo năm sinh năm mất của Lý thị trong gia phả, quả thực khó có thể xác định được tuổi tác chính xác của vị phu nhân này. Tuy nhiên làm một phép tính tương đối có thể thấy được Lý thị qua đời chỉ khi mới 28 tuổi.

Sau khi Lý thị qua đời, gia phả họ Bao cũng không ghi thêm bất kỳ thê thiếp nào của  Bao Chửng. Nếu điều này là sự thật, thì Bao Thanh Thiên có lẽ đã phải chịu cảnh góa vợ tới…hàng chục năm!

Vị phu nhân tài đức vẹn toàn của Bao Công


Đổng Thị được cho là người vợ đã hỗ trợ rất nhiều cho Bao Công trong sự nghiệp của ông.

Đổng Thị được cho là người vợ đã hỗ trợ rất nhiều cho Bao Công trong sự nghiệp của ông.

Nếu ngôi mộ hợp táng của Bao Chửng và Đổng Thị không được khai quật, có lẽ hậu thế sẽ không bao giờ được biết về “chuyện nhà” của vị thần thám này.

Trước khi hai ngôi mộ được trên được tìm thấy, hậu thế đều tin rằng vị “Lý thị” là người vợ duy nhất của Bao Thanh Thiên, dù xung quanh vị phu nhân này vẫn tồn tại nhiều tranh cãi.

Tuy nhiên, sau khi hai ngôi mộ hợp táng trên được khai quật, giới khảo cổ phát hiện ra một sự thật không được bất kỳ sử liệu nào ghi lại: Bao Công có ba người vợ.

Theo đó, vợ cả của ông là “Trương thị”, vợ hai là “Đổng thị”, vợ ba là “Dắng Tôn thị”.

Theo đánh giả của nhiều nhà nghiên cứu hiện đại, sự nghiệp của Bao Thanh Thiên có nửa công lao thuộc về vị phu nhân tài đức vẹn toàn này.

Tuy nhiên sử sách và gia phả đều không ghi lại bất cứ thông tin nào về Đổng thị.

Theo sử liệu phát hiện từ mộ táng, Đổng thị xuất thân từ gia đình quan lại, thuở nhỏ có học chữ, lại hiểu biết lễ nghĩa. Bà thành hôn cùng Bao Chửng khi ông chưa làm quan.

Trước khi chồng lên kinh ứng thí, Đổng Thị từng nói: “Đại trượng phu phải dốc sức phò tá quân vương, trong nhà đã có thiếp chăm sóc song thân, thiếp sẽ phụng dưỡng như cha mẹ ruột, phu quân cứ an tâm đi thi.”

Nhờ vậy mà Bao Chửng an tâm lên đường ứng thí, sau này đỗ Tiến sĩ, được phong làm Tri huyện. Nhưng vì cha mẹ tuổi già đi lại khó khăn, ông quyết từ quan về phụng dưỡng song thân.

Vì chữ hiếu mà dứt bỏ quan trường, Bao Chửng không những không bị thê tử trách móc, mà còn được nàng thêm kính trọng. Đổng thị hiểu chồng mình “Trước tận hiếu, sau tận trung”, cũng vì thế mà càng thêm yêu kính phu quân.

11 năm sau, song thân phụ mẫu đều đã qua đời, Bao Chửng mới nhậm chức Tri huyện, bắt đầu con đường quan lộ một cách muộn màng.

Hơn mười năm vất vả ấy, Đổng thị là người luôn kề bên ông vượt qua mọi khó khăn gian khổ.

Trong những năm tháng Bao Chửng làm quan, Đổng Thị không chỉ lo việc gia sự, mà còn giúp ông trong việc chính trị.

Bao Chửng trước mặt Nhân Tông thường can gián hết mực thẳng thắn, có lần đã vô tình làm nước miếng bắn lên “mặt rồng”. Dù Nhân Tông không trách phạt, nhưng ông lại vì đó mà không vui trong lòng.

Đổng thị biết chuyện, liền khuyên giải: “Chàng là vì quốc gia mà nói, dù Hoàng thượng có trách phạt, thiếp xin nguyện chịu phạt cùng chàng. Chỉ mong sau này chàng vẫn có thể vì quốc gia, vì bách tính mà chính trực thẳng thắn như vậy.”

Câu nói ấy không những giúp Bao Thanh Thiên vững tin vào lý tưởng công chính liêm minh của mình, mà cũng bộc lộ cái tài, cái tâm của Đổng thị.

Người phụ nữ cứu “Bao gia” khỏi tuyệt tự


Phải đến gần 60, Bao Chửng mới có con trai nối dõi tông đường.

Phải đến gần 60, Bao Chửng mới có con trai nối dõi tông đường.

Về vị tam phu nhân “Dắng Tôn thị”, chữ “Dắng” này có thể hiểu là “của hồi môn bằng người”. Nói cách khác, tam phu nhân trước là người hầu, sau lại sinh hạ con trai cho Bao Chửng nên được tôn làm phu nhân.

Mộ táng còn ghi rõ rằng “con thừa tự” của Bao gia chính là do tam phu nhân Dắng Tôn thị sinh hạ.

Dắng Tôn thị ở Bao gia chăm chỉ làm việc, lại mang thai con của Bao Chửng, nhưng vì rào cản thân phận, cũng là tránh điều ra tiếng vào, nên được Bao Chửng gửi về nhà mẹ đẻ dưỡng thai.

Lúc này Bao Chửng đã 59 tuổi. Trước đó con gái do nhị phu nhân Đổng thị sinh đã được gả cho nhà họ Thôi có địa vị trong thành, tuy nhiên sau khi kết hôn 2 năm, vì yểu mệnh mà qua đời.

Lễ đại thọ 60 tuổi của Bao Chửng được tổ chức long trọng, vua Tống Nhân Tông cũng sai người gửi lễ vật. Khi ấy mọi người còn thấy tiếc nuối cho một kỳ tài mà lại không có con nối dõi.

Tuy nhiên lúc đó, Bao Chửng đã bế theo một bé trai đang tuổi tập nói, chính thức giới thiệu đó là con mình.

Khi mọi người hỏi ngọn ngành, Bao Chửng mới nói đây là con trai do tam phu nhân “Dắng Tôn thị” hạ sinh,  được ông đặt tên là Bao Thụ.

Mộ phả cũng ghi rõ Bao Công có bốn người con: con trai cả Bao Ức yểu mệnh, hai con gái một gả cho “Thiểm Châu giáp thạch huyền chủ bộ vương hướng”, một gả cho “Quốc Tử Giám chủ bộ văn hiệu”.

Bao gia còn tồn tại đến ngày nay chính là nhờ con trai độc nhất của Bao Chửng – Bao Thụ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại