Trong vài thập kỷ qua, tỷ lệ tội phạm tại Nhật Bản đã giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, theo cục Cảnh sát quốc gia nước này, số thanh niên hư hỏng vào tù giờ lại không cao.
Thế hệ bây giờ, lão niên làm loạn, tỷ lệ người Nhật trên 65 tuổi phạm tội bây giờ lại cao hơn người trẻ rất nhiều.
Hầu hết người già vào tù vì ăn cắp đồ trong siêu thị, hoặc một số ít là gây gổ đánh nhau. Nhu cầu của một người cao tuổi tại Nhật Bản thường khá lớn, vượt quá sức chu cấp của con cháu họ.
Chính vì gánh nặng kinh tế ấy, lại thêm cảm xúc không vững đã khiến những vị lão niên này trở thành tội phạm. Theo thống kê năm 2012 của chính phủ, 70% tội phạm cao tuổi vào tù là do ăn cắp các thiết yếu phẩm từ cửa hàng, siêu thị.
Người già phạm tội ở Nhật đang ngày một nhiều.
Cụ thể, theo thông tin từ tờ Kyodo News Agency, cảnh sát cho biết trong vòng 6 tháng từ đầu năm đến tháng 6, số lượng người cao tuổi phải tới đồn cảnh sát đã lên đến con số 23.656, so với chỉ 19.670 ở lứa tuổi 14-19.
Bloomberg cho biết, tỷ lệ người già phạm tội trong năm 2015 đã tăng gấp 6 lần kể từ 20 năm trước. Loại án giết người, nay đang có xu hướng giảm mạnh ở Nhật, tuy nhiên số người phạm tội là người cao tuổi lại ngày một tăng.
Cũng vì đối mặt với gánh nặng kinh tế, ngày càng nhiều công dân cao tuổi tại Nhật bị mắc chứng trầm cảm, lo âu nhiều hơn bình thường.
Song song với đó là số lượng người già phải sống cô đơn một mình cũng trên đà tăng dần.
Không có một ai có đủ điều kiện giám sát sức khỏe và lối cư xử đạo đức của họ cũng góp phần làm một bộ phận công dân cao tuổi biến chất.
Kinh tế khó khăn, sự cô đơn là tác nhân dẫn đến việc người già trở thành tội phạm.
Tất nhiên họ cũng biết rằng một khi đã bị bắt, nguy cơ phải ngồi tù suốt quãng đời còn lại là rất cao.
Do số lượng tội phạm cao tuổi đổ vào tù tăng đến chóng mặt, dần dần các trại quản giáo, trại cải tạo đã phải dần tự biến thành nhà dưỡng lão để phục vụ mặt chăm sóc sức khỏe cho các tù nhân già này.
Không còn các trại giam với quản giáo dữ dằn, nạn bắt nạt bạn tù, chỉ còn những cô y tá đi đi lại lại chăm từng miếng cháo, dán từng miếng băng hạ sốt cho các cụ ông cụ bà tù nhân.
Nhà tù ở Nhật đang có xu hướng trở thành viện dưỡng lão.
Vào tù rồi, các nhu cầu cơ bản của cá nhân đã có nhà nước lo, kể cả mặt hỗ trợ y tế, thứ mà các tù nhân già không có khả năng tìm được bên ngoài nay đã được đáp ứng đầy đủ.
Bỗng dưng người ta cảm thấy giờ đây trại giam lại là chốn an toàn hơn bao giờ hết, chí ít là đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, họ vẫn phải đối mặt với sự bỏ rơi của người thân, con cháu.
Phần là vì bạn bè, họ hàng đều đã chết, hoặc sống cách trại giam quá xa, phần là do người thân cảm thấy quá xấu hổ với họ mà cắt đứt mọi liên lạc.
Một phòng giam tập thể trong nhà tù Nagasaki, trông không còn giống một buồng giam bình thường nữa.
Khi một tù nhân cao tuổi chết, thường nghi thức tang lễ và an táng đều do phía nhà tù sắp xếp. Sau đó tro cốt của người quá cố sẽ được gửi tới những người họ hàng thân thích nhất.
Nếu trong trường hợp được phóng thích, người may mắn được gia đình tiếp nhận thì không hề gì, nhưng không phải ai cũng được may mắn như vậy.
Đã quá già để có thể làm lại từ đầu, lại chẳng ai thân thích, nhiều người trong số họ đã nghĩ đến cách tự mình kết thúc sự khổ đau ấy theo hướng tiêu cực nhất.