Dịch vụ thư viện nhỏ nhất thế giới
Đây là Dịch vụ Thư viện nhỏ nhất thế giới do cô Lea Redmond tại San Francisco sáng lập. Hàng ngày, Lea cắp chiếc bàn nhỏ trên lưng và nhảy lên xe đạp để đến làm việc ở các quán cà phê trong vùng. Redmond nhận thấy có rất nhiều người đã "mê tít" với dịch vụ bưu chính thu nhỏ của mình.
Khi sử dụng Dịch vụ Thư viện nhỏ nhất thế giới này, thư của bạn sẽ được viết trên những tờ giấy bé xíu, được bọc hết sức cẩn thận và đóng dấu bằng một con tem tí hon.
Để tránh bị thất lạc, thư sẽ được đóng gói trong những chiếc phong bì trong suốt và được trang bị một kính lúp để xác định địa chỉ.
Bộ phim nhỏ nhất thế giới
Bộ phim được tạo ra từ sự di chuyển vòng quanh của các nguyên tử đơn và được quay với sự hỗ trợ của một kính hiển vi khổng lồ.
Hãng IBM đang phát minh ra những khả năng mới của bộ nhớ nguyên tử. Chỉ cần ấn nút "Play" và người xem sẽ được thấy cậu bét có kích thước nguyên tử.
Điêu khắc bò tót 3D tí hon
Năm 2001, một đội kĩ sư tại Đại học Osaka Nhật Bản đã chế tạo ra bức phù điêu nhỏ nhất thế giới, tượng chú bò tót 3D bằng nhựa.
Được biết, bức tượng có kích cỡ bằng một tế bào hồng cầu, tức là khoảng 7 micromet (một micromet bằng một phần ngàn milimet), đồng thời được coi là phù điêu 3D nhỏ nhất từng được tạo ra.
Đoàn tàu hỏa vận hành nhỏ nhất thế giới
Năm 2009, nghệ nhân 55 tuổi người Mỹ David Smith đã chế tạo mô hình tàu hỏa thu nhỏ, mô phỏng đoàn tàu của bang New Jersey, nhỏ hơn 35.200 lần kích thước tàu hỏa bình thường.
Đoàn tàu có 5 toa với chiều dài 0,635 cm và chiều rộng gần 0,32 cm, chạy trên đường toa hình bầu dục và đoạn dẫn vào hầm dài 0.85cm.
Động cơ của tàu được David Smith mua tại các cửa hàng đồ chơi và tổng chi phí tốn khoảng 6 bảng Anh (hơn 200.000 đồng).
Ngoài ra, Smith còn dự định lập một mô hình ngôi làng mang tên James River Branch và đặt chiếc xe lửa này vào ngôi làng đó. Đây được xem là mô hình xe lửa có thể vận hành được nhỏ nhất thế giới
Hình gấp giấy Origami siêu nhỏ
Ông Shoji Takeuchi cùng các cộng sự tại Đại học Tokyo, Nhật Bản đã nâng nghệ thuật gấp giấy origami lên một tầm cao mới. Nhóm của Takeuchi đã sáng tạo ra mô hình gấp giấy origami tí hon sử dụng nuôi cấy mô.
Ban đầu, nhóm tạo ra mẫu thiết kế orgiami phẳng bằng cách cắt các tấm nhựa mỏng, sau đó phát triển các tế bào xuyên qua các đường nối giữa các tấm nhựa bằng việc sử dụng tế bào mô liên kết (thường dùng giúp vết thương nhanh lành) cho việc thực hiện uốn cong mô hình bằng thao tác đẩy nhẹ.
Ngoài ra, tế bào tim chuột được sử dụng giúp các khớp nối linh hoạt gấp tự động.
Takeuchi và cộng sự còn hy vọng quá trình này sẽ giúp tạo mạch máu nhân tạo cũng như các mô sinh học khác.