Cây vân sam, Washington, Mỹ
Ẩn mình trong Công viên Quốc gia Olympic tại Washington, một cây vân sam cổ thụ vẫn tồn tại qua năm tháng, thách thức mọi hiểu biết thông thường về định luật hấp dẫn.
Cây nằm ở vùng phía bắc Kalaloch Lodge, gần khu cắm trại Kalaloch, trên một vách đá dựng đứng đã bị sụt lở một phần do xói mòn ở ngay dưới gốc cây.
Vì thế mà chỉ có một vài tua rễ của cây bám vào đất, ăn xuống và trải rộng ra xung quanh. Bằng cách vươn phần rễ của mình sang hai phía có phần mỏm đất nhô ra, trông cái cây như đang treo mình giữa không trung đầy nắng gió.
'Cây sống đời' thách thức mọi quy luật vật lý
Điều ngạc nhiên là mặc dù đâm rễ theo một cách bất thường như vậy nhưng quái cây này vẫn tồn tại qua nhiều năm.
Mặc dù không có đất ở bên dưới nhưng cây vẫn có thể sống, phát triển và rậm rạp xum xuê mỗi khi mùa xuân về. Mặc cho biết bao lần gió bão quật ngã những cây cổ thụ khác trong vùng, thân cây kỳ lạ này vẫn không ngừng đẻ nhánh và phát triển xanh tốt.
Chỉ bám vào đất nhờ những chiếc rễ mong manh nhưng cây vẫn tồn tại cùng năm tháng
Được biết 'Cây sống đời' - 'Tree of Life' là cách mà người dân địa phương trìu mến đặt cho thân cây kiên cường này. Đôi khi người ta gọi nó với những cái tên khác như 'cây hang động'.
Sở dĩ như vậy là vì phần không gian dưới gốc cây tạo thành một mái vòm khổng lồ toàn các nhánh rễ đâm chằng chịt, minh chứng cho khả năng sinh tồn mãnh liệt của nó trong môi trường khắc nghiệt.
Sự tồn tại của 'Cây sống đời' này vẫn là một dấu hỏi với những nhà khoa học
Không ai biết cây đời có từ khi nào, và bằng cách nào nó có thể đứng vững trước mưa gió trong tư thế chênh vênh đến như vậy.
Đó có thể là một bí ẩn khoa học nhưng đối với nhiều người dân địa phương, họ vẫn thường đưa con em mình tới đây để dạy cho chúng bài học về ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Cây treo không phải là người duy nhất được quản lý để phát triển mạnh trong trường hợp bất thường.
Cây vân sam cổ thụ này không phải là trường hợp bất thường duy nhất có khả năng phát triển mạnh trong những điều kiện khắc nghiêt.
Cây Shajarat-al-Hayat ở sa mạc Bahrain
Một 'Cây sống đời' khác đã khiến những nhà khoa học sửng sốt trong nhiều năm trở lại đây vẫn tồn tại ở Bahrain.
Quái cây cổ thụ này có tên là Shajarat-al-Hayat, đã 400 năm tuổi và được Unesco bảo vệ.
Nó nằm giữa sa mạc Bahrain và 1 dặm xung quanh nó không có một loài cây nào sống được bởi đây là vùng quanh năm không có nước ngọt.
1 dặm xung quanh quái cây này không hề có một cây xanh nào tồn tại
Hiện cây này cao gần 10m, vẫn xanh tốt và tràn đầy sức sống. Các nhà nghiên cứu vẫn không tìm ra nguyên nhân tại sao quái cây này có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt đến vậy.
Có giả thuyết cho rằng, hệ thống rễ cây của cây cổ thụ này vươn xa tới hơn 1 dặm (1,6 km) để tìm nước. Hiện giả thuyết vẫn chưa được kiểm chứng.
Khu rừng quanh co, thị trấn Gryfino, Ba Lan
'Khu rừng quanh co' ở thị trấn Gryfino, phía tây bắc Ba Lan là một khu rừng lớn gồm những cây thông có hình dáng thân đặc biệt. Khu rừng này còn được đặt tên là khu rừng bí ẩn.
Cả khu rừng đều luôn cong về phía bắc
Có khoảng 400 cây thông trong rừng, được trồng từ năm 1930. Điều đặc biệt những thân cây luôn cong về phía bắc. Trông chúng như hình ảnh của những câu chuyện cổ tích xa xưa.
Sự cong vẹo của cây thông không phải do tự nhiên mà là do con người tự uốn cây khi còn bé. Cho đến nay, mục đích của việc uốn cong cây vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
Cây Tung, Cây Knia ở đền Ta Prohm, Campuchia
Đền Ta Prohm nằm trong quần thể Angkor, được vua Khmer Jayavarman VII xây theo phong cách Bayon vào khoảng thế kỷ 12 để làm tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa.
Tương truyền rằng, để xây ngôi đền nằm trong diện tích 1km chiều dài và 700m chiều rộng này, nhà vua đã tiêu tốn đến 5 vạn lượng vàng, 5 vạn lượng bạc và vô vàn đá quý.
Những thân cây kỳ quái, cùng kiến trúc cổ Khmer, tạo nên sức hút cực lớn cho đền Ta Prohm
Khi đế chế Khmer suy tàn, cùng với nhiều ngôi đền khác trong quần thể Angkor, đền Ta Prohm rơi vào quên lãng.
Ngày nay, một trong những cảnh gây ấn tượng nhất của ngôi đền, là những bộ rễ cây khổng lồ của cây Tung, cây Knia từ trên cao buông xuống.
Hoặc là chúng “nuốt trọn” cả một ngọn tháp, qua đó giữ cho tháp khỏi đổ; hoặc là chúng mọc xuyên giữa những kẽ đá, và phá hủy tất cả trên đường đi của nó.
Nhiều người tưởng rằng, những bộ rễ cây này mọc lên từ đất. Kỳ thực, chúng buông từ trên không xuống- khi chim chóc tha hạt rừng tới ngôi đền rồi đánh rơi vương vãi, gặp môi trường thuận lợi thì phát triển.
Những bộ rễ cây hủy diệt mọi thứ trên đường nó trườn qua
Đã có ý kiến đề xuất, cần phải chặt bỏ những bộ rễ cây gây hại. Tuy nhiên những cây Tung, Knia hàng trăm năm tuổi cũng chính là cây di sản nên không dễ để quyết định được thông qua