Sự thật "không tưởng" đằng sau những sản phẩm mang tên Từ Hy

Trần Quỳnh |

Bằng hình thức “ăn cắp bản quyền”, Từ Hy đã bưng bít sự thật về vốn văn hóa "lùn" và tầm hiểu biết hạn hẹp của mình hòng che mắt hậu thế.

Thái hậu “đa tài đa nghệ”?

Cho tới ngày nay, những họa phẩm, thi phẩm có ấn ký “Từ Hy Hoàng Thái hậu ngự bút chi bảo” vẫn được coi là những minh chứng sống cho tài năng của vị Lão Phật gia nổi tiếng nhất Thanh triều.


Đánh giá về các tác phẩm nghệ thuật của Từ Hy, không ít học giả phải công nhận bà là một người “học thức uyên bác”, “đa tài đa nghệ”.

Đánh giá về các tác phẩm nghệ thuật của Từ Hy, không ít học giả phải công nhận bà là một người “học thức uyên bác”, “đa tài đa nghệ”.

Công chúa ngoại quốc Deling – người từng nhiều năm sống trong hoàng cung Thanh triều đã hết lời ca ngợi về tài năng của Thái hậu trong cuốn hồi ký của mình khi trở về nước.

Họa sĩ người Mỹ Karl – chủ nhân của loạt chân dung về Từ Hy – cũng đã dành nhiều lời tán dương cho Lão Phật gia.

Trong mắt nghệ sĩ ngoại quốc này, Từ Hy không chỉ nắm vững kiến thức đông tây kim cổ, mà còn có ngòi bút “dương dương thiên ngôn bất cùng, tư chân hi hữu chi tài.” (ý nói ngòi bút của Từ Hy dạt dào tình cảm, vừa chân thực, vừa tài năng)

Hậu duệ của Từ Hy là Diệp Hách Na Lạp còn ca ngợi tổ mẫu của mình với hậu thế là: “Am hiểu Đường thi Tống từ, đọc thông tiếng Mãn, viết thạo chữ Hán.”

Luận về thơ phú, “Thanh bại loại sao” từng đánh giá các tác phẩm của Từ Hy có “vế đối tinh tế”, “hữu cảnh hữu tình”.

Bàn về hội họa, họa sĩ người Mỹ là Karl cũng phải khẳng định tranh của Từ Hy là “báu vật hiếm có trong nhân gian.”

So về tài thi pháp, giới chuyên môn cũng thừa nhận bút pháp của Thái hậu “mạnh mẽ, cứng rắn”, vừa phóng khoáng, lại vừa uy nghi.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Từ Hy là bốn chữ “Long – Hổ - Phúc – Thọ” viết trên giấy khổ dài 8 thước, rộng 6 thước, được đóng ấn ký “Từ Hy Thái hậu ngự bút chi bảo.”

Từ năm 2002 đến năm 2011, Trung Quốc đã tổ chức hàng chục buổi triển lãm các thi phẩm, họa phẩm của Từ Hy Thái hậu. Mặc dù bị coi là một tội nhân chính trị, nhưng xét về phương diện văn hóa, nghệ thuật, Từ Hy lại được hậu thế đánh giá là một bậc thầy.

Sự thật về vốn văn hóa “lùn” của Thái hậu

Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu mới đây đã công bố hàng loại tư liệu lịch sử chứng minh Thái hậu Từ Hy không những không sở hữu tài năng cao siêu như hậu thế lầm tưởng, mà thực chất còn là một người đọc không thông, viết không thạo.

Vào năm Hàm Phong thứ 11 (năm 1861), Từ Hy Thái hậu liên kết cùng Thân vương Dịch Hân phát động cuộc “chính biến Tân Dậu.” Khi ấy, Từ Hy có đích thân soạn thảo một mật dụ gửi đến Thân vương.

Tuy nhiên cũng từ lời mật dụ này, những sự thật về vốn văn hóa của Tây Thái hậu đã dần được hé lộ. Qua đó có thể thấy, chữ viết của Thái hậu xiêu vẹo, khó nhìn, hoàn toàn không giống với bản lĩnh thư pháp mà hậu thế ngưỡng mộ.

Mật dụ chỉ vẻn vẹn có 237 từ, trong đó có tới 12 lỗi chính tả, 16 lỗi ngữ pháp. Đó là chưa kể nhiều chỗ tối nghĩa, văn phong không hề lưu loát.

Cuối bức mật dụ, Từ Hy còn gửi lời nhắn nhủ tới Thân vương Dịch Hân: “Cầu Thất đệ (chỉ Dịch Hân) sửa giúp.” Điều này chứng tỏ Thái hậu từ lâu đã nhận thức rất rõ về vốn văn hóa có giới hạn của mình.


Một bản viết tay của Từ Hy Thái hậu.

Một bản viết tay của Từ Hy Thái hậu.

Cho tới khi buông rèm nhiếp chính, vốn chữ nghĩa của Từ Hy vẫn không được cải thiện chút nào.

Theo các ghi chép vào năm Đồng Trị thứ 4 (năm 1865), Từ Hy trước khi soạn chiếu thường nhờ Đại học sĩ Chu Tổ sửa lại câu cú. Bà còn thường xuyên nhắc nhở vị học sĩ này rằng: “Chiếu thư có nhiều từ sai, nhiều chỗ tối nghĩa, ngươi hãy gọt giũa cho cẩn thận.”

Vào năm 1904, Tây Thái hậu có chép lại cuốn kinh “Bàn nhược ba la mật đa tâm kinh.” Qua bản chép tay này, ta có thể thấy rõ mặc dù Thái hậu đã có tiến bộ ít nhiều trong cách diễn đạt, nhưng nét chữ vẫn xấu, bút lực non nớt.

Thực hư chuyện Thái hậu “ăn cắp bản quyền”

Nếu so sánh bản chép tay do đích thân Từ Hy viết ra với các bản thư pháp được thiên hạ ca ngợi, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều điểm bất đồng.

Người xưa có câu “thi họa đồng nguyên.” Người họa giỏi ắt phải làm thơ hay, viết chữ đẹp. Nhưng bản thân Từ Hy viết chữ còn xiêu vẹo, diễn đạt vẫn lủng củng, sao có thể nói tới làm thơ, vẽ tranh?

Sinh thời, số lượng các tác phẩm hội họa và thi thơ đề tên Từ Hy nhiều không kể xiết.

Điều này khiến người đời không thể tò mò rằng: liệu một vị Lão Phật gia tuổi tác đã cao, lại bận việc triều chính, ham thích hưởng thụ, lấy đâu thời gian và bút lực dồi dào để tối ngày dồn sức vào thi họa như vậy?

Nếu so sánh về thể hình của Từ Hy Thái hậu với kích cỡ các bức họa phẩm, thi phẩm, ta cũng sẽ thấy nhiều điểm bất đồng.

Thái hậu chỉ cao không tới 1m60, tuổi tác lại cao, liệu có đủ khả năng để phóng bút vẽ nên những bức họa bốn thước, hay các bức thi pháp dài 8 xích (hơn 2,5m), rộng 6 xích (gần 2m) hay không?

Đó là chưa kể tới phong cách của Từ Hy còn nhiều điểm “tiền hậu bất nhất.”

Các tài liệu lịch sử khẳng định nét bút của Thái hậu vừa phóng khoáng, lại vừa uy nghi. Tuy nhiên các tác phẩm hội họa hay thư pháp đề tên của bà phần lớn đều theo lối tỉ mỉ, tinh xảo, cẩn thận đến từng chi tiết.

Trên thực tế, việc Từ Hy sai người viết thay, vẽ hộ từ lâu đã bị nhiều người vạch trần.


Các tuyệt phẩm có ấn ký của Từ Hy hầu hết đều là tác phẩm của người khác.

Các tuyệt phẩm có ấn ký của Từ Hy hầu hết đều là tác phẩm của người khác.

Từ Kha – một học giả Duy Tân nổi tiếng cuối thời Thanh đã từng công bố một sự thật: Thái hậu Từ Hy có “hai người chuyên viết thay là Phương Bá Chi và Mâu Gia Huệ.”

Bản thân người trong cuộc là Mâu Gia Huệ cũng nhiều lần khẳng định: Thái hậu từng tuyển chọn 18 họa sĩ giỏi nhất vào cung chuyên để vẽ tranh. Đội ngũ danh họa này “chia làm ba tổ, mỗi tổ làm việc trong mười ngày, luân phiên liên tục trong một tháng.”

Khi có được các họa phẩm, Tây Thái hậu nhanh chóng đóng dấu điểm tên của mình lên, sau đó gọi các học sĩ trong Hàn Lâm viện sáng tác thơ đề vào tranh. Tới dịp yến hội, Từ Hy lấy các tác phẩm này tặng cho người khác để rêu rao về tài năng của mình.

Hành động của Từ Hy thực chất chính là một hình vi “ăn cắp bản quyền”, hòng bưng bít sự thật về vốn văn hóa “lùn” của mình để che mắt hậu thế.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại