Theo kết quả khai quật mới nhất của các nhà khoa học Đan Mạch, trang phục độc đáo được làm bằng da hải cẩu, trang trí bằng hạt thủy tinh và có thể được may bởi một người phụ nữ.
Ngoài ra,chiếc quần lọt khecũng được đính những cụm lông nhỏ với nhiều màu sắc khác nhau tạo thành trang phục đẹp mắt.
Hiện chiếc quần này đang được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Đan Mạch ở Copenhagen trong bộ sưu tập trang phục người Inuit.
Ông Peter Toft – chuyên gia trang phục lông thú Greenland tại Bảo tàng quốc gia Đan Mạch - cho biết chiếc quần được người Inuit mặc khi ở nhà, thậm chí trước mặt khách quý của gia đình.
Được biết, chiếc quần được thu thập trong chuyến thám hiểm của một vị đại úy tới Greenland hồi năm 1892.
Theo chuyên gia người Đan Mạch, khi rời khỏi nơi ở, người phụ nữ sẽ mặc chiếc quần lót này bên trong trang phục bình thường.
Một chuyên gia khác cho biết khi điều kiện thời tiết cho phép, những người Inuit thường chỉ mặc duy nhất chiếc quần lót này, lúc ở trong nhà và cả khi ra ngoài sinh hoạt.
Ngoài ra, căn nhà của người Inuit cũng được thiết kế để giữ nhiệt khiến họ dễ dàng mặc loại trang phục “mát mẻ” này trong thời tiết giá lạnh.
Trong khi đó, những người đàn ông Inuit lại có vẻ không hứng thú lắm với việc mặc quần lọt khe đi quanh nhà.
“Những người đàn ông đã nhanh chóng tìm ra cách giải quyết cho mình, họ mặc quần dài làm bằng da hải cẩu hoặc lônggấu Bắc cực” – chuyên gia nói.
Trong khi người Inuit sống ở Greeenland mặc quần áo từ da hải cẩu, người Inuit sống ở Bắc Mỹ và Siberia mặc đồ bằng lông tuần lộc.
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt của khu vực đòi hỏi quần áo tộc người này phải đủ dày để chống gió rét.
Theo các nhà khoa học, da hải cẩu cách nhiệt ít hơn lông tuần lộc nên ngăn chặn việc chảy mồ hôi gây ẩm ướt và đóng băng khi trời quá lạnh.
Tại Greenland, phụ nữ sẽ lột da hải cẩu, cạo bỏ phần thịt dính lại để tránh việc bốc mùi, sau đó cắt thành từng mảnh và dùng kim khâu lại.
Ngoài chiếc quần lót đặc biệt, Bảo tàng quốc gia Đan Mạch còn một số trang phục khác của người Inuit như quần dài, tã lót…