Các nhà cổ sinh vật học ở Trung Quốc nói rằng hóa thạch được bảo quản hoàn hảo của con khủng long nhỏ này có niên đại 160 triệu năm.
Loài sinh vật kì lạ này có những cái lông cứng trên người và những khúc xương trông như là ngón tay chìa ra từ mỗi cổ tay. Các cổ tay này được bao bọc bởi một lớp màng như là cánh dơi.
Các nhà khoa học đặt tên cho loài khủng long này là Yi qi, nghĩa là “cánh dị thường”.
Họ cũng tin rằng chúng cũng có thể đã chao liệng hay thậm chí bay được trên không trung. Khám phá này đã cung cấp những cái nhìn mới về cách mà các loài động vật có xương sống bay.
Các nhà nghiên cứu nói rằng loài khủng long này nặng khoảng 380g và chúng cũng có thể là thử nghiệm mang tính cách mạng với khả năng bay lượn.
Yi qi thuộc nhóm khủng long ăn thịt. Nhóm này còn có khủng long T-Rex và Velociraptor.
Người ta cho rằng những loài khủng long này là tổ tiên của các loài chim hiện nay. Nhưng không như chim, Yi qi còn có thêm những cái xương kì lạ chìa ngược ra khỏi các cổ tay.
Những đặc tính này giống với một nhóm sinh vật hoàn toàn khác biệt với chim và cũng có khả năng bay đó là dơi
Giáo sư Xing Xu, một trong những nhà cổ sinh vật học hàng đầu thế giới tại Viện Khoa học Bắc Kinh và cũng là người dẫn đầu công trình nghiên cứu này cho hay: “Đây là khám phá bất ngờ nhất từ trước tới giờ.
Chim có nguồn gốc từ khủng long, nhưng chính xác việc chuyển hóa diễn ra như thế nào vẫn còn chưa rõ.
Nhưng loài khủng long này là hoàn toàn khác biệt. Nó có cách khác hoàn toàn với chim và những họ hàng gần của chim.
Có rất nhiều loài gần với chim đã cố gắng đễ bay nhưng chỉ có một trong số đó là thành công. Tôi cho rằng ví dụ này cho thấy đã có rất nhiều những thử nghiệm để bay lượn gần với sự tiến hóa lên thành loài chim như hiện nay.”
Khám phá này được phát hiện cùng một tuần với việc tìm ra một loài ăn thực vật kì lạ có họ hàng với T-Rex. Hóa thạch của Yi qi được phát hiện bởi một nông dân ở Mutoudeng, tỉnh Quí Long Trung Quốc.
Trên hóa thạch còn có nhiều sợ lông vũ nhỏ cứng ở cẳng trước và cẳng sau. Những sợi lông này cũng có những màng căng qua các cánh.
Tuy nhiên, điều làm cho các nhà cổ sinh vật học bối rối là các cổ tay và các khúc xương có hình dạng như cây gậy.
Có ba nhóm chính trong các động vật có xương sống biết bay: loài chim (tiến hóa từ khủng long), thằn lằn bay (loài bò sát biết bay đã tuyệt chủng cùng thời với khủng long), và loài dơi (loài động vật có vú tiến hóa sau khi khủng long tuyệt chủng 66 triệu năm về trước).
Hầu hết những loài khủng long có cánh được khám phá từ trước tới giờ đều có cấu trúc cánh tương tự như loài chim hiện nay.
Nhưng Yi qi dường như là loài lai giữa khủng long và dơi. Điều này cho thấy vào thời điểm mà nhiều loài khủng long khác nhau mọc cánh là một nỗ lực để bay lên không trung.
Theo như những phân tích của giáo sư Xu và đồng nghiệp của công được đăng trên tờ san Nature thì loài khủng long này có thể chỉ chao liệng trên không trung, giống như loài sóc bay.
Loài khủng long này thiếu những cơ chắc khỏe dính với xương cẳng trước và cấu trúc xương của nó có thể đã can thiệp vào việc đập cánh và chuyển động quay tròn cần cho việc bay.
Thay vào đó nó có thể đã phóng mình từ những cành cao và lượn xuống mặt đất. Nếu như nó thật sự đập cánh thì cũng chỉ có thể bay được những cự li ngắn.
Nhưng giáo sư Xu nói: “Chúng tôi cho rằng đặt tên cho chúng là “cánh dị thường” là hợp lí, bởi vì không có loài chim hay khủng long nào là có cánh giống như vậy.
Chúng tôi không biết Yi qi liệu có đập cánh, chao liệng hay cả hai. Nhưng chắc chắn chúng đã tiến hóa thêm cánh với những cấu trúc độc đáo để chuyển từ khủng long sang chim.”
Những kết luận như trên có thể gây ra tranh cãi với những nhà sinh vật học tiến hóa khác. Nhưng điều này cũng là minh chứng hùng hồn cho việc làm sáng tỏ làm thế nào mà chim có thể tiến hóa từ khủng long.
Giáo sư Zheng Xiaoting từ đại học Linyi ở Shangdong, người cũng phụ trách dự án cho biết: “Yi qi sống ở kỉ Jura, cho nên nó là tiên phong cho việc tiến hóa bay lượn để phát triển thành chim.
Nó nhắc chúng tôi nhớ rằng buổi đầu của việc bay lượn ở động vật có đầy những sự đổi mới, tuy nhiên không phải tất cả những loài này đều sống sót.”
Tiến sĩ Kevin Padian, nhà cổ sinh vật học tại đại học Berkeley ở California lại cho rằng loài động vật này có thể không hề biết bay.
Ông nói rằng: “Về việc chao liệng, nếu như những xương hình gai của Yi qi có hỗ trợ cho cánh bay dạng màng, thì chúng cũng có thể được dùng để dựng lại hình mẫu cánh như Xu và đồng nghiệp của ông đã làm.
Nhưng ở động vật chao liệng, tâm của cánh nâng phải phù hợp với trọng tâm cơ thể. Nếu phấn lớn trọng lượng cơ thể mà nằm quá xa phía xau tâm của cánh nâng thì phần đuôi sẽ chùng xuống và con vật sẽ tròng trành khi bay.”
“Đó rõ ràng là lỗ hổng trong việc tái hiện lại Yi qi của giáo sư Xu. Nhưng về phương diện giải phẫu học nếu có một cách dạt ngược về sau thì có thể giải quyết phần nào vấn đề.
Dẫu vậy, chúng tôi vẫn còn rất nhiều điều hoài nghi, một loài động vật với cấu trúc kì lạ trông như thể chúng có thể hỗ trợ cho việc bay lại có trên một loài động vật không có xu hướng bay lượn.
Và cho đến bây giờ, không hề có một lời giải thích hợp lí nào về công dụng của cấu trúc này.”