Đó là lý do vì sao, tình trạng buôn bán kính áp tròng giả vẫn diễn ra hết sức sôi nổi tại thị trường Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, hôm 12/8 cảnh sát Quảng Châu, Trung Quốc đã bắt giữ 7 nghi phạm, liên quan đến đường dây buôn bán và tiêu thụ kính áp tròng giả, sau đó dán nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng quốc tế.
Cùng với đó, 250.000 mắt kính áp tròng “rởm” cũng đã bị thu giữ.
Hầu hết các đối tượng đều là người Quảng Đông, hoạt động dưới hình thức nhóm gia đình.
Nhà kho chứa toàn kính áp tròng "rởm" bị cảnh sát Quảng Châu "sờ gáy".
Cảnh sát Quảng Châu cho hay, đường dây sản xuất, kinh doanh kính áp tròng giả này hoạt động hoạt động phi pháp dưới danh nghĩa Công ty thương mại, đã được cơ quan chức năng cấp phép.
Một mặt, nhóm này kinh doanh hợp pháp, nhằm che giấu hoạt động xản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng giả siêu lợi nhuận.
Chỉ với 2 NDT (tương đương 7 nghìn đồng) cho một mắt kính áp tròng giả bán thành phẩm, sau khi dán nhãn, đóng gói thành sản phẩm của một thương hiệu quốc tế, chúng được đội giá lên 28 NDT.
Tuy nhiên, mức giá này rẻ hơn nhiều so với một sản phẩm chính hãng, được bán ra trên thị trường với giá 99 NDT.
Số lượng kính áp tròng "rởm" này nếu không bị thu giữ, sẽ tiếp tục được tiêu thụ trên thị trường bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có kênh bán hàng online.
Các tượng này khai rằng, không chỉ tiêu thụ tại Quảng Châu, chúng còn bán buôn kính sáp tròng giả cho nhiều đại lý ở các nơi khác. Lô hàng bị vừa bị thu giữ có trị giá lên đến hơn 20 triệu NDT ( tương đương gần 7 tỉ đồng).
Theo Tân Hoa xã, kính áp tròng giả có thể chứa pseudomona - một loại vi khuẩn thông thường gây ra nhiễm trùng mắt hoặc nặng hơn có thể dẫn tới mù mắt.
Hồi đầu năm ngoái, một phụ nữ ở tỉnh Hà Nam đã gần như mất hẳn thị lực sau khi sử dụng cặp kính áp tròng giả mua trên mạng.