Một hành khách tên Amanda Boldenow trả lời phỏng vấn kênh truyền hình KOAA TV: “Tôi chưa bao giờ đi trên một chuyến máy bay bị sét đánh như thế này. Tôi thật sự cảm thấy vô cùng kinh hoàng”.
Phi hành đoàn dù biết rằng máy bay vừa bị sét đánh trúng vẫn tiếp tục hoàn thành lộ trình bay kéo dài bảy tiếng đồng hồ băng qua biển Đại Tây Dương.
Mãi đến khi hạ cánh, các nhân viên sân bay mới phát hiện rằng tia sét đã đánh thủng một lỗ ngay trên mũi máy bay, nơi cài đặt nhiều thiết thị ra-đa thời tiết quan trọng.
Các chuyên gia đánh giá, mặc dù máy bay hạ cánh an toàn, nhưng đáng lẽ ra tổ lái đã phải cho máy bay quay đầu trở về sân bay xuất phát.
Greg Feith, một chuyên gia hàng không, nhận định: “Vì lớp vỏ của mũi máy bay không phải làm từ chất dẫn điện tốt, lượng năng lượng quá lớn của tia sét đã làm thủng một lỗ nhỏ.
Điều này có thể làm tăng áp suất mũi máy bay và làm hư hỏng cấu trúc khu vực này. Toàn bộ phần trước máy bay có nguy cơ bị tách rời.”
Theo tạp chí Khoa học Mỹ (Scientific American), người ta ước đoán rằng, trung bình một năm mỗi chiếc máy bay thương mại ở Mỹ biest đánh ít nhất là một lần.