Màn thoát thân ngoạn mục của người khuyết tật bị ép làm ăn mày

Nguyễn Nhung |

Hai người khuyết tật đáng thương, bị ép phải bò lê trên đường ăn xin cuối cùng đã thoát khỏi móng vuốt của “ông trùm” nhờ một cuộc điện thoại định mệnh.

Chứng minh thư bị giữ, bị ép đi làm ăn xin, không xin đủ tiền thì không có cơm ăn, hoặc bị đánh… đó là hoàn cảnh đáng thương của 5 người khuyết tật vừa lên tiếng kêu cứu ở Đạt Châu, Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Theo tờ Đạt Châu buổi tối, đó là tội ác của đường dây chuyên tổ chức, bắt ép người tàn tật phải đi ăn xin.

Sau khi nhận được tin báo của một trong số các nạn nhân, ngay lập tức, lực lượng Công an Đạt Châu đã vào cuộc điều tra.

Rất nhiều người khuyết tật đã bị ép đi làm ăn xin, mang tiền về cho những tên "trùm".

Cú điện thoại định mệnh hai năm mới dám gọi

Một người đàn ông liệt toàn thân nằm thượt trên một ván trượt. Phía trước, một người khuyết tật khác khập khiễng lôi chiếc ván trượt đi. Trên cổ người này đeo một đôi loa cũ kỹ phát ra những ca khúc thê lương.

Nhìn thấy cảnh tượng này, nhiều người đã mủi lòng cho hai người ăn xin chút tiền lẻ. Đôi khi có người hào phóng hơn rút cho cả trăm nhân dân tệ.

Đây là hiện tượng rất phổ biến ở nhiều địa phương trên khắp Trung Quốc. Nhưng, điều bất ngờ đã xảy ra.

Ngày 5/9 một người tàn tật đang ăn xin tại phố Vịnh Trương Gia, quận Đạt Thành đột nhiên từ chối nhận sự ban ơn của những người qua đường.

Thay vào đó, ông ta đột nhiên gọi điện cho đường dây nóng 110, trình báo cảnh sát, vừa khóc vừa nói: “Tôi bị bắt ép đi làm ăn mày, tôi muốn được về nhà”.

Những người xung quanh khi đó lúc đó vẫn tỏ ra kinh ngạc, không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Những cảnh tượng như thế này rất phổ biến ở nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc.

Sau khi nhận được tin báo, do hai người tàn tật xin được hỗ trợ và từ chối tiết lộ các thông tin có liên quan đến việc “bị ép đi ăn xin”, cảnh sát địa phương đã đưa họ đến Trạm quản lý cứu trợ thành phố Đạt Châu.

Vì khẩn thiết xin giúp đỡ đã nên hai người đã được nhân viên của Trạm trên đưa ra ga tàu. Rất may phóng viên của trang tin Chinanews đã kịp gặp và có cuộc trao đổi ngắn với họ.

Theo điều tra ban đầu, người thứ nhất là Tịch Bân, người Quảng Nguyên, hai chân bị khuyết tật do tai nạn giao thông, tinh thần minh mẫn, hòa đồng.

Người đàn ông thứ hai ở độ tuổi trung niên, hoàn toàn mất khả năng đi lại, ngại giao tiếp, giọng địa phương đến từ tỉnh khác.

Số phận bi thảm của người ăn xin tàn tật

Đầu năm 2013, khi đang xem tạp kỹ bên đường ở Thành Đô, ông chủ đoàn tạp kỹ đã mời Tịch Bân tham gia. Nghĩ rằng như vậy vừa vui vừa kiếm được tiền nên người đàn ông này đã đồng ý ngay.

Tuy nhiên, sau khi vào đó, Tịch Bân mới vỡ lẽ “không diễn được thì phải làm những việc lặt vặt, chưa đầy hai tháng sau ông chủ bắt đi ăn xin”.

Bị ông chủ dùng vũ lực dọa nạt, Tịch Bân từ đó trở thành một người lê la khắp các đầu đường xó chợ, nhìn thấy người thì chìa tay ra xin tiền.

Nếu không xin được tiền, họ sẽ bị đánh và bị bỏ đói.

Công việc ăn xin bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc lúc đêm khuya. Cuối mỗi ngày, anh phải nộp hết “thành quả lao động”. Nếu ông chủ không vừa lòng với số tiền kiếm được, Tịch Bân sẽ không được ăn cơm và bị đánh.

Trong suốt thời gian hai năm ròng, người đàn ông này không nhớ nổi mình đã đi qua biết bao nhiêu thành phố. “Làm ăn tốt thì ở lại dăm ba hôm, nếu không kiếm được thì một hai ngày lại đi”, Tịch Bân chia sẻ với phóng viên.

“Trong thời gian qua, anh hoàn toàn tỉnh táo lại có điện thoại nhưng tại sao chỉ khi đến Đạt Châu mới báo cảnh sát?” cả cảnh sát và phóng viên đều đặt chung một câu hỏi với người đàn ông đáng thương.

“Ông chủ thu chứng minh thư của chúng tôi, còn cài định vị trong điện thoại, chân tôi bị tật được nên không dám làm chống lại.”

Tịch Bân cho biết, đã nhiều lần gọi cảnh sát nhưng không những không được giải thoát mà còn bị ông chủ đánh đập thậm tệ. Tuy nhiên, người đàn ông này vẫn quyết tâm nhẫn nại chờ cơ hội, đợi đến Tứ Xuyên nhất định sẽ gọi cảnh sát.

“Chỉ cần về được Tứ Xuyên nói chuyện sẽ có người hiểu, đều là đồng hương với nhau, người giúp tôi sẽ nhiều hơn”.

Tài sản mà những người ăn xin mang về cho những tên "trùm".

Câu chuyện  lưu lạc đầy bi thảm của Tịch Bân làm biết bao người không khỏi xúc động. Phóng viên trang tin Chinanews đã đem những lời thuật lại đó đến đồn cảnh sát Đông Thành để phục vụ tiến hành điều tra, đòi lại công lý cho các nạn nhân.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại