“Lời nguyền 300 năm”: Sự đoản mệnh của các triều đại Trung Hoa

Nguyễn Nhung |

Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, hầu hết các triều đại đều khó có thể tồn tại quá 300 năm. Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực tế này?

Triều đại phong kiến Trung Quốc từ thời nhà Tần cho đến thời nhà Thanh, đều có chung một mục tiêu vĩ đại, đó là duy trì quyền lực trong một mạng lưới được thiết kế tỉ mỉ, từ cấp trung ương đến cấp địa phương và nhỏ lẻ hơn là đến từng hộ gia đình.

Nhà Tần trên thực tế đã làm được điều đó.

Triều đại này với tư duy cực kỳ tân tiến đã lấy cơ chế quận, huyện làm cơ sở, lấy giao thông phát triển và mạng lưới văn thư làm đòn bẩy kỹ thuật, xây dựng nên một chế độ quyền lực tập quyền trung ương vô cùng hoàn thiện.

Theo cách nói của nhà sử học Ray Hoang (Hoàng Nhân Vũ) – người Mỹ gốc Hoa, thì từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên đến nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới mà ở đó, chính quyền trung ương có thể trực tiếp trưng thu thuế của nông dân.

Phương thức tập quyền này có những điểm thuận lợi vô cùng lớn.

Thứ nhất, đó là có thể đảm bảo việc thu thuế ổn định; thứ hai là có thể đảm bảo năng lực tổng động viên dân chúng để ứng phó với nhu cầu chiến tranh hay việc xây dựng những công trình lớn.

Vì lẽ đó, những vương triều nắm chắc trong tay hai ưu thế này, đều trở thành những vương triều hưng thịnh có tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng, sự hưng thịnh ấy, tại sao không thể duy trì lâu dài?


Vấn đề đất đai và con người là yếu tố quan trọng quyết định sự hưng thịnh, bền vững của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Vấn đề đất đai và con người là yếu tố quan trọng quyết định sự hưng thịnh, bền vững của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Giải mã nguyên nhân

Câu trả lời, đó là vì sự phát triển kinh tế luôn có tính biến động và đàn hồi.

Nếu chỉ dựa vào các yếu tố như lấy đất đai làm thước đo nhất thời, thẩm tra hộ tịch… để xây dựng lên một chế độ quản lý cứng nhắc, thì theo sự thay đổi của thời gian, chế độ ấy sẽ trở nên không phù hợp với trạng thái, mất hiệu quả.

Theo quy luật kinh tế thời phong kiến, quyền sở hữu đất đai dần dần rơi tay một số ít người có quyền lực. Điều này cũng là một vấn đề được bàn thảo, đề cập nhiều trong các sách giáo khoa lịch sử của Trung Quốc hiện nay.

Quyền sở hữu đất đai thay đổi có nghĩa là quan hệ nhân thân cũng thay đổi. Từ hình thức từ cung tự cấp tự canh nông ban đầu, người dân dần mất đi ruộng đất và trở thành điền nông làm thuê cho địa chủ.

Và mỗi người dân khi bị biến thành điền nông sẽ đồng nghĩa với việc năng lực khống chế, giám sát của cấp chính quyền trung ương đối với địa phương đã giảm đi ít nhiều.

Triều đình không thể thu dù một đồng thuế từ điền nông, cũng không thể trực tiếp hiệu triệu họ tham gia vào quân đội hay đi lao dịch, phục vụ các công trình xây dựng lớn.

Trong khi đó, các thế lực giàu có tại địa phương vì không thiếu các động cơ lợi ích cá nhân, sẵn sàng giấu nhẹm việc họ quản lý bao nhiêu đất đai và nhân khẩu.

Cùng với việc bản thân các địa chủ không ngừng mở rộng thế lực, quyền lực trung ương trở nên yếu ớt. Điều này vô hình trung trở thành lực ly tâm lớn nhất đối với chế độ tập quyền trung ương.

Việc thiếu nghiêm trọng nguồn thuế và nguồn lực từ dân lẽ tất nhiên sẽ khiến cho chính quyền trung ương ngày càng bối rối trong việc đối phó với các vấn đề lớn như sự xâm lược từ bên ngoài hay các sự cố thiên tai, thảm họa.

Đây chính là nhân tố khiến xã hội trở nên hỗn loạn.


Mỗi triều đại đều có thời điểm cực thịnh nhưng quãng thời gian đó kéo dài bao lâu, phụ thuộc vào cách quản lý đất đai và nhân khẩu chặt chẽ của chính quyền trung ương.

Mỗi triều đại đều có thời điểm cực thịnh nhưng quãng thời gian đó kéo dài bao lâu, phụ thuộc vào cách quản lý đất đai và nhân khẩu chặt chẽ của chính quyền trung ương.

Vậy thì, nếu như chính quyền trung ương duy trì thái độ cứng rắn, đo đạc và phân chia lại đất đai, điều tra lại nhân khẩu để lấy lại quyền kiểm soát cơ bản trong xã hội liệu có khả thi?

Nhà chính trị - Hoàng đế duy nhất của nhà Tân là Vương Mãng đã cho thấy, cách làm này hoàn toàn không ổn.

Sau mỗi một cuộc chính biến, đại đa số nhân khẩu đều mất đi đất đai và sản nghiệp, rơi vào trạng thái vô gia cư, chết vì không có cái ăn. Cả vương triều nhà Tân từng có chung một nguyện vọng, đó là chia đều đất cho dân an cư lạc nghiệp.

Thế nhưng sau khi cục diện chính trị ổn định, chính quyền trung ương vì nghĩ cách phá hủy quan hệ sở hữu tài sản vốn có, ngăn cản việc buôn bán đất và nông nô, đã làm tổn hại đến tầng lớp địa chủ.

Lợi ích của một bộ phận người dân tự canh nông vì thế cũng bị tẩy chay một cách kịch liệt. Vì vậy, thay vì chờ được phân đất, dân chúng chỉ có thể ngồi chờ thêm một lần đại loạn, hủy diệt tất cả mà thôi.

Từ thời nhà Tần đến giai đoạn cận đại, lịch sử Trung Quốc vài nghìn năm chính là một quá trình tranh đoạt đất đai, nhân khẩu giữa chính quyền trung ương và tập đoàn hào cường địa chủ cấp địa phương.

Mỗi triều đại phong kiến Trung Hoa đều trải qua một chu kỳ hệt như nhau mà ở đó, nền kinh tế tiểu nông phong kiến dần chuyển từ phồn hoa sang suy bại.

Và 300 năm là một chu kỳ quá dài, khó có thể duy trì lâu hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Bộ Công an đề xuất danh mục 24 loại dữ liệu cốt lõi, 18 loại dữ liệu quan trọng

Bộ Công an đề xuất danh mục 24 loại dữ liệu cốt lõi, 18 loại dữ liệu quan trọng

27/01/2025 19:39

Bộ Công an đã dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top