Ngôi làng Umoja được thành lập từ năm 1990, do 15 người phụ nữ từng bị cưỡng hiếp bởi quân lính người Anh.
Cho đến nay, ngôi làng đã trở thành nơi trú ẩn cho khoảng 247 phụ nữ và trẻ em gái, phần lớn trong số họ đều bị ngược đãi, lạm dụng.
Sau khi đến làng Umoja, họ bắt đầu có cuộc sống tốt hơn
Tại Umoja, phụ nữ tự túc trong mọi sinh hoạt. Họ không cần nhờ tới đàn ông dù công việc có nặng nhọc, vất vả đến đâu. Những người hàng xóm cùng giúp đỡ nhau làm việc.
Dân làng bán đồ trang sức và mở một khu cắm trại cho khách du lịch đến đây để kiếm tiền thu nhập. Tuy nhiên, nếu du khách là đàn ông thì họ chỉ được ghé qua làng một chút chứ không được ở lại.
Cuộc sống của những người phụ nữ ở ngôi làng ven đồng cỏ Samburu này mang đậm nét văn hóa bán du mục, các bộ lạc tụ tập với nhau thành gia đình, cùng nhau trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán và dạy dỗ con cái.
Người đứng đầu ngôi làng, bà Lolosoli là người truyền bá tư tưởng nam nữ bình đẳng đến cư dân và trẻ em gái trong làng.
Theo phong tục vùng Samburu, các cô gái đến tuổi dậy thì được cha mình chọn cho một người đàn ông lớn tuổi để “sống thử”.
Việc mang thai bị cấm, nhưng các biện pháp tránh thai không có, nên các em phải tự tìm cách phá thai gây đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng.
Chống lại hôn nhân cưỡng bức đó, bà Lolosoli khuyến khích phụ nữ tự tìm chồng và xây dựng hạnh phúc dựa trên cơ sở tình yêu .
Những cô gái đến tuổi dậy thì phải chịu tập tục hôn nhân hà khắc và lạc hậu
Do đó, số lượng phụ nữ trong làng là một dòng chảy liên tục, có người ra đi tìm hạnh phúc thì cũng có người đến đây vì một cuộc sống mới.
Số lượng trẻ con trong làng rất nhiều, hầu hết đều là kết quả của các cuộc tình chóng vánh của cư dân làng với những người đàn ông bên ngoài.
Bọn trẻ trong làng được chăm sóc và học hành tử tế
Đến thăm ngôi làng Umoja, du khách sẽ bắt gặp cảnh tượng thật yên bình: dê và gà lang thang trong sân, trẻ em chạy chơi khắp nơi và những người phụ nữ vừa thoăn thoắt làm đồ lưu niệm vừa vui vẻ trò chuyện.
Đây là một trong số những ngôi làng kỳ lạ nhất thế giới.