Khiếp sợ với hình phạt lăng trì trong lịch sử

Lan Hương |

Lăng trì trong tiếng Hán có nghĩa là “lấn lên một cách chậm chạp”, hay còn gọi là “tùng xẻo” tượng trưng cho hành động có một tiếng trống đánh “tùng” thì xẻo một miếng thịt.

Trong số những án tử nặng nề nhất trong thời phong kiến Trung Quốc như “tứ mã phanh thây”, “chém đầu bêu trước công chúng”,… lăng trì được xem là cực hình man rợ nhất với mức độ tàn bạo không gì sánh nổi.

Nạn nhân sẽ bị xẻo hàng ngàn miếng thịt trên người, chịu đau đớn cực hạn trước khi cái chết ập đến.

Lăng trì là gì ?

Lăng trì trong tiếng Hán có nghĩa là “lấn lên một cách chậm chạp”, hay còn gọi là “tùng xẻo” tượng trưng cho hành động có một tiếng trống đánh “tùng” thì xẻo một miếng thịt.

Vào thời phong kiến Trung Quốc, những ai phạm vào tội phản quốc, nổi loạn, giết cha mẹ,… đều bị quy vào tội lăng trì.


Ảnh minh họa.

 

Ảnh minh họa.

 

Có nhiều ghi chép để lại về quá trình tiến hành lăng trì, phạm nhân bị trói vào cột, sau đó đao phủ chặt hết chân tay rồi bắt đầu dùng dao bén xẻo từng miếng thịt cho đến chết.

Hoặc, phạm nhân sẽ bị xẻo những phần nhỏ như mắt, tai, mũi, ngón tay, ngón chân… trước khi bị cắt những bộ phận lớn như chân tay, vai, đùi… Thịt lóc ra sẽ trưng bày nơi công cộng với mục đích răn đe.

So với những phương pháp tử hình khác, lăng trì là loại cực hình ghê rợn nhất, phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn nhưng không thể chết một cách nhanh chóng bởi đao phủ không chỉ có nhiệm vụ xẻo thịt mà còn phải giữ cho tử tội không chết trước khi đạt được số nhát xẻo như quy định.

Trong một số tài liệu, thông thường nạn nhân phải chịu khoảng 3.000 nhát dao thì mới có thể “được” chết. Tàn nhẫn hơn, trong suốt quá trình chịu tội, họ sẽ không được hỗ trợ bất cứ loại thuốc giảm đau nào.

Nguồn gốc của hình phạt lăng trì

Tội lăng trì bắt đầu xuất hiện tại Bắc Tống thời Ngũ đại Thập quốc (khoảng từ năm 907 đến 960) để trừng trị những kẻ bất kính, bất hiếu, phản bội, phản nghịch.

Đến thời nhà Tống ( 960-1279 ), hình thức này được sử dụng rộng rãi hơn và ngày càng trở nên phổ biến trong suốt nhiều triều đại sau đó. Án lăng trì vẫn còn tồn tại ở thời đại Mãn Thanh cho đến khi được bãi bỏ vào năm 1905.


Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh.

Nỗi oan Viên Sùng Hoán – Danh tướng thời Minh

Suốt hơn 10 thế kỷ tồn tại, án lăng trì đã khiến vô số người chết trong đau đớn cực độ. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất chính là án oan của danh tướng Viên Sùng Hoán thời nhà Minh.

Ông là một võ tướng nhưng xuất thân từ quan văn. Năm 1622, khi quân Kim đang trên đà xâm chiếm, Viên Sùng Hoán tự tiến cử với Minh Hy Tông trở thành giám sát quân ngoài ải quan.

Nhờ sách lược tích cực, ông đã giúp nhà Minh giữ vững phòng tuyến Sơn Hải Quan.


Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh.

Tuy nhiên, sự đối nghịch về lợi ích giữa Viên Sùng Hoán và Hoàng Thái Cực dẫn đến lục đục nội bộ, hai bên không đồng lòng đánh quân Kim.

Do đó, để bảo toàn lực lượng, Viên Sùng Hoán phải hòa hoãn với nhà Kim. Tháng 11 năm 1629, hai bên kịch chiến trước thành Bắc Kinh.

Đích thân Viên Sùng Hoán khoác áo giáp sắt chỉ huy đôn đốc tướng sĩ tích cực chống trả quân Kim. Sau nửa ngày kịch chiến, quân Minh đã đẩy lui sự tấn công của quân Hậu Kim, bảo vệ được kinh thành.

Dù chiến thắng, nhưng Viên Sùng Hoán vẫn bị dèm pha về việc chủ động cầu hòa. Ông phải dâng sớ lên nhà vua giải trình về mục đích hòa để tiến của mình.

Biết Viên Sùng Hoán là một đối thủ rất nguy hiểm, Hoàng Thái Cực đã sử dụng dùng đòn ly gián bằng cách phao tin Viên Sùng Hoán đã có thỏa ước ngầm với Hậu Kim.


Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh.

Ngay lập tức, Hoàng đế Sùng Trinh đã triệu Viên Sùng Hoán vào triều đình vấn tội, rồi hạ lệnh bắt giam ông vào ngục.

Tháng 8/1630, sau hơn nửa năm bị giam, ông bị xét xử về tội “dối vua phản quốc”, thông đồng với quân địch.

Với tội danh này, ông bị kết án lăng trì, phải chịu 3.000 nhát xẻo cho đến chết, vợ con thì bị bắt đi đày cách xa 3.000 dặm. Nỗi oan của Viên Sùng Hoán phải chờ 100 năm sau mới được sáng tỏ bởi Hoàng đế Càn Long thời Mãn Thanh.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại