Kết quả khảo sát từ nước Anh khiến Trung Quốc bẽ bàng

Thu Trang |

Trong một nghiên cứu mới đây về độ trung thực tại các quốc gia trên thế giới, người Trung Quốc bị đánh giá là kém trung thực nhất trong số các quốc gia tham gia khảo sát.

Nghiên cứu này được Đại học East Anglia (UEA), Anh thực hiện dựa trên ý kiến của 1.500 người tại 15 quốc gia trên thế giới.

Các quốc gia tham gia cuộc khảo sát bao gồm Brazil, Trung Quốc, Hy Lạp, Nhật Bản, Nga, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Argentina, Đan Mạch, Ấn Độ, Anh, Bồ Đào Nha, Nam Phi và Hàn Quốc.

Cuộc khảo sát về độ trung thực được chia ra làm 2 thí nghiệm nhỏ. Thí nghiệm đầu tiên là thí nghiệm với đồng xu. Những người tham gia khảo sát được yêu cầu tung đồng xu và nói xem đồng xu sấp hay ngửa.

Nếu đồng xu ngửa họ sẽ được một phần tiền nhỏ và tất nhiên những người tham gia đều có cơ hội nói dối để nhận thưởng. Theo các nhà nghiên cứu, nếu kết quả cho thấy một quốc gia có hơn 50% là người nói ngửa chứng tỏ có sự gian lận trong nhóm người đó.

Sau cuộc khảo sát, Anh là quốc gia có độ trung thực cao nhất với chỉ 3.4% số người nói dối về mặt đồng xu. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia kém trung thực nhất với tỉ lệ người nói dối là 70%.


Trong kết quả khảo sát với đồng xu, Trung Quốc đứng cuối cùng với tỉ lệ 70% người nói dối.

Trong kết quả khảo sát với đồng xu, Trung Quốc đứng cuối cùng với tỉ lệ 70% người nói dối.

Cũng những người trên được yêu cầu trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến âm nhạc mà không được tra cứu câu trả lời trên mạng.

Trong đó, có 3 câu rất khó nên nếu trả lời đúng trên 1 câu thì có khả năng là người tham gia đã gian lận bằng cách tìm câu trả lời trên mạng.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy người Nhật đứng đầu tiên về độ trung thực, theo ngay sau đó là Anh. Trung Quốc một lần nữa lại được coi là kém trung thực khi đứng áp chót với vị trí thứ 14, chỉ trên mỗi Thổ Nhĩ Kì.


Trong kết quả khảo sát với các câu hỏi trắc nghiệm về âm nhạc, Trung Quốc cũng đứng áp chót, chỉ sau Thổ Nhĩ Kì.

Trong kết quả khảo sát với các câu hỏi trắc nghiệm về âm nhạc, Trung Quốc cũng đứng áp chót, chỉ sau Thổ Nhĩ Kì.

Tiến sĩ David Hugh-Jones, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết quốc gia nào cũng có người nọ người kia, tuy nhiên, kết quả cho thấy mức độ khác nhau giữa các nước.

Khi những người tham gia khảo sát được yêu cầu dự đoán quốc gia nào trung thực nhất thì Hi Lạp lập tức bị loại khỏi danh sách.

Tuy nhiên, trong bài khảo sát với đồng xu, Hi Lạp lại là một trong số quốc gia trung thực nhất và trong khảo sát trắc nghiệm âm nhạc, quốc gia này đứng thứ 8. Người Hi Lạp và Trung Quốc là những người ít tin tưởng vào độ trung thực của người dân nước mình nhất.

Một kết quả ngạc nhiên nữa là những người kém trung thực lại thường cho rằng người khác cũng như mình.


Kết quả cuộc khảo sát về độ trung thực được tiến hành tại 15 quốc gia.

Kết quả cuộc khảo sát về độ trung thực được tiến hành tại 15 quốc gia.

Theo tiến sĩ Hugh-Jones, mọi người thường đặt niềm tin vào sự trung thực của người dân nước họ ít hơn so với các nước khác là vì họ phải thường xuyên tiếp xúc với những tin tức về sự thiếu trung thực diễn ra tại đất nước mình hơn ở các nước khác.

Tiến sĩ Hugh-Jones cũng cho hay sự trung thực của người dân liên quan đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Niềm tin của người dân một nước vào sự trung thực đối với các quốc gia khác ít liên quan tới thực tế.

Thay vào đó, niềm tin này phụ thuộc vào định kiến cá nhân.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại