Giới con nhà giàu TQ "muối mặt" khi bị so sánh với cô gái trẻ này

Trần Quỳnh |

Sự khác biệt giữa lối sống giản dị của công chúa Aiko và cách sống xa hoa tồn tại trong đa số giới con nhà giàu Trung Quốc đã khiến những cậu ấm cô chiêu ở nước này “muối mặt”.

“Phú nhị đại” là từ dùng nói về những cậu ấm cô chiêu thuộc giới “con nhà giàu” ở Trung Quốc.

Trong khi người dân nước này “lắc đầu ngán ngẩm” trước lối sống trác táng của các cậu ấm, cô chiêu thì nhân dân Nhật Bản lại vô cùng tự hào về đời sống giản dị của công chúa Aiko – con gái Hoàng Thái tử đồng thời là cháu gái Nhật Hoàng đương nhiệm.

Xuất thân trong một gia đình đứng đầu hoàng thất, không thể phủ nhận việc Aiko là tiểu thư danh giá nhất tại xứ sở mặt trời mọc. Vậy, đời tư của cô công chúa này có gì “ăn đứt” giới con nhà giàu Trung Quốc?

Tự túc từ việc xách túi

Hình ảnh con cháu hoàng thất tự mình đeo trên vai chiếc cặp sách nặng chĩu là một hình ảnh thường xuyên xuất hiện tại Nhật Bản. Người ngoài không khỏi thắc mắc: liệu nhóm vệ sĩ đi bên cạnh họ chỉ là bù nhìn hay sao?

Đây chính là điểm khác biệt đầu tiên giữa cách giáo dục của Trung Quốc và Nhật Bản.


Từ thời mới đi học, Aiko đã tự cầm cặp xách mà không làm phiền tới cha mẹ hay vệ sĩ. (Ảnh: nguồn Sohu).

Từ thời mới đi học, Aiko đã tự cầm cặp xách mà không làm phiền tới cha mẹ hay vệ sĩ. (Ảnh: nguồn Sohu).

Ngay từ khi còn nhỏ, bất kể xuất thân ra sao, trẻ em tại Nhật sẽ được người lớn giáo dục theo quan điểm tự giải quyết việc của mình để tránh làm phiền người khác.

Bởi vậy, người dân nước này hoàn toàn quen mắt với hình ảnh cháu gái của Thiên hoàng tự mình xách túi, cầm ô, xách nước…

Chính bản tính độc lập thấm sâu vào cốt cách của con người nơi đây đã làm nên một đất nước tự lập, tự cường.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, ta dễ dàng bắt gặp cảnh tượng các phụ huynh, thậm chí ông bà “săn đón” con cháu, thậm chí còn tự tay cầm cặp, cầm ô cho các quý tử, tiểu thư của mình.


Sự quan tâm quá mức từ phía gia đình đã khiến trẻ em Trung Quốc không có cơ hội được học cách tự túc. (Ảnh: nguồn Sohu).

Sự quan tâm quá mức từ phía gia đình đã khiến trẻ em Trung Quốc không có cơ hội được học cách "tự túc". (Ảnh: nguồn Sohu).

Không thể phủ nhận việc áp lực học tập và lượng sách giáo khoa tại đất nước đông dân này nặng nề hơn so với Nhật Bản.

Nhưng nếu tính đến cả số lượng trang phục, đồ dùng học tập, cơm hộp… mà trẻ em Nhật mang đi mỗi ngày, ta có thể thấy không có sự chênh lệch đáng kể nào giữa khối lượng cặp sách của trẻ em hai nước.

Do đó, đổ lỗi cho áp lực học hành không phải là một lý do chính đáng để biện giải cho thói quen nuông chiều con trẻ ở đa số người Trung Quốc.

Công chúa cũng đi bộ tới trường

Hoàng thất cho rằng, việc dùng ô tô đưa đón công chúa Aiko đi học sẽ khiến cô tự đánh giá mình cao hơn người khá, đồng thời còn nảy sinh khoảng cách giữa tình bạn của công chúa và các bạn bè đồng trang lứa.

Do đó, không chỉ Aiko mà nhiều con cái nhà giàu khác ở Nhật Bản ít khi xuất hiện cùng xe riêng tại cổng trường. Phần lớn những chiếc xe đưa đón sẽ dừng một đoạn xa so với cổng trường để họ tự mình đi bộ.

Bởi vậy, hình ảnh công chúa Aiko chạy vội trên con đường tới trường để tránh bị trễ học đã trở nên quen thuộc trong mắt các bạn đồng trang lứa. Chi tiết này cũng phản ánh quan niệm coi trọng thời gian của người dân nước này.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh Trung Quốc lại làm những điều hoàn toàn ngược lại. Báo giới nước này đã khẳng định tình trạng tắc nghẽn giao thông tại cổng trường vào giờ tan tầm phần lớn là do các “đại gia” đỗ xe ô tô để đón con cái.


Trẻ em xuất thân từ các gia đình có điều kiện tại Trung Quốc thường xuyên được đưa đón bằng xế riêng. (Ảnh: nguồn Sohu).

Trẻ em xuất thân từ các gia đình có điều kiện tại Trung Quốc thường xuyên được đưa đón bằng "xế" riêng. (Ảnh: nguồn Sohu).

Giải thích cho hành động trên, những bậc phụ huynh cho biết: họ lo ngại việc con cái sẽ gặp tai nạn hoặc nhiều rủi ro khác nếu một mình tới trường.

Vậy nhưng, chính sự bao bọc quá mực này lại khiến cho các cậu ấm, cô chiêu Trung Quốc hình thành tâm lý ỷ lại, đua đòi.

Bồi dưỡng sở thích cá nhân

Người Nhật rất quan tâm tới việc phát triển tiềm năng cá nhân. Tại trường học, thầy cô giáo sẽ tìm mọi cách để khuyến khích học sinh tham gia các câu lạc bộ.


Ngay từ khi còn nhỏ, Aiko đã được bồi dưỡng niềm đam mê với nghệ thuật thư pháp. (Ảnh: nguồn Sohu).

Ngay từ khi còn nhỏ, Aiko đã được bồi dưỡng niềm đam mê với nghệ thuật thư pháp. (Ảnh: nguồn Sohu).

So với việc phát triển toàn diện, người dân xứ Phù Tang đi sâu vào tìm kiếm và bồi dưỡng thế mạnh riêng của mỗi người để phát triển việc đào tạo chuyên sâu, nâng cao chuyên môn.

Cũng theo quan niệm này, bên cạnh việc học tập, hằng ngày công chúa Aiko còn chú tâm luyện thư pháp.


Hình ảnh này cho thấy sự đối lập to lớn của trẻ em Trung Quốc và lớp trẻ tại Nhật Bản. (Ảnh: nguồn Sohu).

Hình ảnh này cho thấy sự đối lập to lớn của trẻ em Trung Quốc và lớp trẻ tại Nhật Bản. (Ảnh: nguồn Sohu).

Trong khi đó, giới nhà giàu Trung Quốc lại phải nhận vô số những trách móc từ phía dư luận. Những bức ảnh được đăng tải trên mạng cho thấy, trẻ em nước này đang ngày ngày sa ngã vào những thứ trò chơi vô bổ thay vì rèn dũa, phát triển bản thân.

Vô số cư dân mạng đã cảm thán về tương lai đất nước trước cảnh tượng đầy chán ngán này.

Sự quan tâm từ phía cha mẹ

Nhiều gia đình giàu có tại Trung Quốc quanh năm suốt tháng tất bật với việc làm ăn, xã giao mà hoàn toàn thờ ơ với cuộc sống của con mình. Phần lớn họ đều cho rằng: chỉ cần chu cấp tiền đầy đủ là con cái có thể sống vui vẻ, hạnh phúc.


Những bước trưởng thành của công chúa Aiko luôn có sự sánh vai từ cha mẹ. (Ảnh: nguồn Sohu).

Những bước trưởng thành của công chúa Aiko luôn có sự sánh vai từ cha mẹ. (Ảnh: nguồn Sohu).

Nhưng gia đình hoàng thất Nhật Bản lại hoàn toàn khác. Ngay cả khi đối mặt với trăm công ngàn việc mỗi ngày, Thái tử và Thái tử phi chưa bao giờ vắng mặt trong các buổi họp phụ huynh, lễ tốt nghiệp, hay đơn giản là đại hội thể thao của con gái.

Công chúa ăn gì trong bữa trưa?

Đại đa số mọi người đều nghĩ rằng cơm trưa của công chúa sẽ toàn là những món sơn hào hải vị, khác xa so với các học sinh bình thường. Nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược so với những tưởng tượng của chúng ta.


Cơm trưa của Aiko cũng hết sức bình dân và giản dị. (Ảnh: nguồn Sohu).

Cơm trưa của Aiko cũng hết sức bình dân và giản dị. (Ảnh: nguồn Sohu).

Mỗi ngày lên lớp, Aiko đều mang theo cơm hộp do mẹ làm. Cà chua, lạp xưởng, bánh cá…là những món bình dân quen thuộc thường xuyên xuất hiện trên bàn cơm của công chúa.

Vậy mới thấy, ngay cả khi xuất thân trong gia đình cao quý nhất đất nước, Aiko cũng không vì vậy mà sống hưởng thụ, xa hoa, lãng phí.

Càng là công chúa, càng cần lễ phép

Khi nhắc tới hai từ “công chúa”, nhiều người thường cho rằng đó là những cô gái được nuông chiều từ bé nên rất cao ngạo, khinh người. Nhưng công chúa Nhật Bản Aiko lại không hề như vậy.

Ngay từ nhỏ, Aiko đã được dạy dỗ như một công dân bình thường, cư xử theo đúng lễ tiết, phép tắc với tất cả mọi người. Công chúa từng khẳng định: mẹ cô chính là hình mẫu công dân Nhật Bản gương mẫu để cô học tập.

Đời sống giản dị của Aiko nói riêng cùng hoàng thất Nhật Bản nói chung đã trở thành một trong những lý do khiến nhân dân nước này vô cùng tự hào và ủng hộ Thiên hoàng.

Bản thân mỗi thành viên của hoàng tộc chính là một tấm gương cho dân chúng, góp phần dẫn dắt quốc gia đi tới sự cường thịnh ngày hôm này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại