Giải mã bí quyết xây dựng Kim Tự Tháp của người Ai Cập cổ đại

Nguyễn Nhung |

Bằng cách nào, người Ai Cập cổ đại có thể xây dựng lên những công trình Kim Tự Tháp kỳ vĩ còn lưu lại đến tận hôm nay? Bí mật này đang dần được hé mở.

Kim Tự Tháp Kheops

Kim Tự Tháp Kheops là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.

Theo những ký hiệu bên trong công trình kỳ vĩ này, Kim Tự Tháp Kheops được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 2580 – 2560 trước công nguyên.

Vào thời điểm vừa hoàn thành, chiều cao của công trình đạt 146.59m. Từ cổ chí kim, đã có rất nhiều người hiếu kỳ, muốn tìm hiểu cho thấu kỹ thuật xây dựng Kim Tự Tháp vốn còn nhiều bí ẩn của người Ai Cập cổ đại.

Theo trang tin Phượng Hoàng (Trung Quốc), hiện đã có chuyên gia nhận định, bên trong Kim Tự Tháp vẫn còn lưu lại đường dẫn nước.

Trên cơ sở này, vị chuyên gia đoán rằng, trong quá trình xây dựng Kim Từ Tháp, ngoài một lực lượng lớn nhân công, ở giữa khu vực xây dựng và sông cái, người ta đã tạo ra một con kênh đào, dựa vào lực đẩy của nước để vận chuyển khoảng 2,3 triệu viên đá lớn.

Trên thực tế, những viên đá lớn được đem về từ những công trường khai thác đá cách địa điểm xây dựng Kim Tự Thấp rất xa.

Công nhân khi đó đã lợi dụng nguyên liệu nguyên thủy nhất, đó chính là da dê và dây thừng làm thành phao để đưa những tảng đá lớn từ kênh đào chảy vào Kim Tự Tháp.

Chỉ cần bơm đầy không khí vào các bộ da dê, người Hy Lạp cổ đại đã có một thứ công cụ nổi trên mặt nước. Loại phao đơn giản này chính là vật dụng quan trọng giúp họ vận chuyển nguyên liệu xây dựng Kim Tự Tháp.

Trong khi đó, nguyên liệu dùng để làm nên những sợi dây thừng cố định phao được lấy từ những cây cói, mọc dọc hai bờ sông Nile.

Các phu đá đã lợi dụng dòng nước để gia công những tảng đá lớn, khiến kích thước các tảng đá trở nên đều nhau.

Sau khi gia công xong, họ tiếp tục lợi dụng lực đẩy của nước và kênh đào để đưa đá về Kim Tự Tháp.

Khi đã vận chuyển vào bên trong Kim Tự Tháp, người Ai Cập cổ đại thông minh tiếp tục chọn cách dùng nước để vận chuyển những khối đá lớn lên trên. Điều này rất khoa học. Họ đã làm rất nhiều van nước, lợi dụng lực đẩy của nước để đẩy đá lên.

Chỉ cần lượng nước dồi dào là có thể tiết kiệm được sức người, bởi khí áp lớn sẽ tự động đẩy các khối đá lên trên.

Cách này giống như thiết bị cẩu ô tô hiện nay, có thể trực tiếp đưa đá lên đúng độ cao và vị trí mà khu vực thi công yêu cầu.

Chỉ cần có lực đẩy là có thể nâng đỡ và vận chuyển các vật thể, lợi dụng lực đẩy để đưa vật thể lên trên.

Ở 4 mặt của Kim Tự Tháp đều có các đường dẫn nước riêng, được dùng để vận chuyển các khối đá lớn.

Công nhân chỉ cần tính toán vị trí thi công và lấy đá ra từ các phao tự chế. Cách này giúpm tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức của các phu đá.

Tất nhiên, các đường dẫn nước phải được hình thành theo Kim Tự Tháp càng xây càng cao. Tuy nhiên, tất cả đều được xây dựng theo chiều hướng lên trên, với một góc cố định 53 độ.

Góc này nhiều khả năng đã được tính toán kỹ, bởi như vậy có thể đảm bảo đường dẫn nước trong trường hợp không quá dốc, có thể tiếp tục vận chuyển đá. Một căn cứ nữa cho thấy dự đoán trên chính xác, đó là 4 mặt của Kim Tự Tháp cũng được xây dựng theo góc trên.

Chuyên gia dự đoán, người Ai Cập cổ đại có thể đã lợi dụng thước đo thủy chuẩn 53 độ để đảm bảo góc mài của đá trong quá trình xây dựng.

Đến khi Kim Tự Tháp hoàn thành, chỉ cần mở các hết các van, nước sẽ thoát hết ra ngoài.

Nhiều chuyên gia cũng phát hiện, trên những khối đá lớn hình thành nên Kim Tự Tháp có một số vật chất trên sông. Điều này càng chứng minh lý luận lợi dụng lực đẩy của nước để vận chuyển đá là có cơ sở.

Sự thuyết phục được tăng lên khi vài năm trước, có học giả đã phát hiện di tích của các đường dẫn nước bên trong Kim Tự Tháp.

Ngoài Kim Tự Tháp, trên thế giới còn có nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng cũng được xây dựng theo phương pháp trên, một trong số đó là quần thể đền Angkor Wat ở Campuchia.

Các học giả cũng phát hiện trên các phiến đá ở Kim Tự Tháp có một số bộ phận bị lồi ra.

Từ các căn cứ này, các học giả đoán đây là những vết tích của con người.

Theo các phán đoán, những vết lồi có thể sẽ đóng vai trò quan trọng, giúp người Hy Lạp cổ đại cố định các khối đá dễ dàng hơn, từ đó giúp quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi.

Trước đây, người Hy Lạp cho rằng Kim Tự Tháp là do một số lượng vô cùng lớn các nô lệ xây dựng. Tuy nhiên, các chứng cứ khảo cổ được phát hiện trong nhiều năm qua đang chứng minh rằng, Kim Tự Tháp được xây dựng bởi hàng vạn những công nhân có kỹ thuật thành thục.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại