Diệp Vấn và câu chuyện "hổ phụ sinh hổ tử" khiến hậu thế bái phục

Trần Quỳnh |

Nói tới một kỳ nhân võ thuật như Diệp Vấn, hậu thế không khỏi thắc mắc, liệu hậu duệ của vị đại tôn sư này có đủ sức kế nghiệp và vượt qua tên tuổi lẫy lừng của cha mình?

Nhắc tới Vịnh Xuân quyền, ta không thể bỏ qua tên tuổi của nhất đại tông sư lẫy lừng – Diệp Vấn.

Không chỉ đạt được thành tự đỉnh cao trong sự nghiệp võ thuật, ông còn có những cống hiến xuất sắc đối với sự phát triển của môn phái Vịnh Xuân quyền nói riêng và võ thuật Trung Quốc nói chung.

Chỉ chưa đầy hai thập kỷ, Diệp Vấn đã đưa tên tuổi và võ thuật của Vịnh Xuân quyền tới nhiều nơi trên thế giới, đồng thời cũng giúp môn phái của mình trở nên lừng danh trong giới võ thuật.

Bởi công phu vượt trội và nhân phẩm đáng quý, Diệp Vấn từ lâu được xem là bức tượng đài vĩnh cửu về võ nghệ, võ đức. Danh hiệu nhất đại tôn sư Vịnh Xuân của ông cũng nổi danh từ đó.

Người xưa có câu "hổ phụ sinh hổ tử". Bậc thầy võ thuật Diệp Vấn đã không phụ sự kỳ vọng của hậu thế, để lại cho đời những truyền nhân làm rạng danh tinh hoa võ thuật Vịnh Xuân quyền.

Trưởng nam – Diệp Chuẩn

Võ sư Diệp Chuẩn là con trai trưởng của tôn sư Diệp Vấn cùng người vợ cả Trương Vĩnh Thành. Diệp Chuẩn sinh năm 1924 tại Phật Sơn (Quảng Đông – Trung Quốc).

Sau khi Diệp Vấn qua đời vào năm 1972, trưởng nam Diệp Chuẩn và thứ nam Diệp Chính kế thừa sự nghiệp của cha, dốc lòng đem tinh hoa của Vịnh Xuân quyền tới nhiều nơi trên thế giới.

Người con trưởng này của tôn sư Diệp Vấn cũng chính là người hoàn thiện các bài đánh mộc nhân – “đặc sản” của phái Vịnh Xuân. Bài mộc nhân 108 thế và bài 116 thế do Diệp Chuẩn sáng tạo cũng được các đệ tử của môn phái vô cùng đề cao và coi trọng.


Sự nghiệp võ thuật của võ sư Diệp Chuẩn gắn với việc giảng dạy là chủ yếu. Bản thân ông cũng từng thu nhận nhiều học trò. (Ảnh: nguồn internet)

Sự nghiệp võ thuật của võ sư Diệp Chuẩn gắn với việc giảng dạy là chủ yếu. Bản thân ông cũng từng thu nhận nhiều học trò. (Ảnh: nguồn internet)

Bên cạnh việc dạy võ cho các siêu sao chuyên đóng phim như Chân Tử Đan, Diệp Chuẩn còn là sư phụ của cơ số các đệ tử đến từ nhiều nơi như: Vịnh Xuân thể dục hội Hồng Kông, Đại hội đường Sa Điền, Đại học Hồng Kông, Đại học Khoa học Kỹ thuật Hồng Kông…

Tính đến năm 2010, Diệp Chuẩn và các học trò của mình đã xây dựng cơ sở võ thuật tại hơn 60 quốc gia và sở hữu trên 3000 hội sở truyền bá Vịnh Xuân quyền.

Bản thân võ sư Diệp cũng nhận được nhiều giải thưởng quý giá từ Ủy ban Olympic Hoa Kỳ nhờ những đóng góp của mình dành cho phái Vịnh Xuân nói riêng và nền võ thuật nói chung.

Con trai thứ - Diệp Chính

Diệp Chính sư là thứ nam của tôn sư Diệp Vấn và người vợ cả Trương Vĩnh Thành. Ông sinh năm 1930 tại quê nhà – Phật Sơn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lúc bấy giờ, công nghiệp ở thị trấn này rất phát đạt. Phật Sơn cùng Hán Khẩu, Cảnh Đức và Chu Tiên được mệnh danh là “Trung Hoa văn danh cổ trấn” (những thị trấn cổ có tiếng của Trung Hoa).

Họ Diệp ở Phật Sơn cũng là một trong những dòng họ danh gia vọng tộc, thuộc dòng dõi thư hương (theo Nho học), thế gia (có truyền thống làm quan).

Năm 1943, Diệp Chính sư phụ bắt đầu theo cha học Vịnh Xuân quyền cho tới năm 1949. Bởi vậy, võ đạo của ông kế thừa toàn bộ tinh hoa quốc nội của phái Vịnh Xuân.

Năm 1962, Diệp Chính tới Hồng Kông cùng tôn sư Trùng Tư. Tới khi cha ruột qua đời, ông mới có dịp trở lại quê nhà.


Diệp Chính cũng là một hậu nhân đầy tài năng của tôn sư Diệp Vấn. (Ảnh: nguồn internet)

Diệp Chính cũng là một hậu nhân đầy tài năng của tôn sư Diệp Vấn. (Ảnh: nguồn internet)

Nhờ tiếp thu võ thuật chân truyền của cha từ nhỏ, lại có thời gian sinh hoạt và học tập cùng các vị tôn sư, Diệp Chính có nhận thức và lĩnh hội sâu sắc về cách thức cũng như phương pháp luyện Vịnh Xuân quyền.

Với nền tảng võ thuật vững chắc, ông trở thành trợ giảng trong võ quán cho một tôn sư quyền thuật cho tới khi người này qua đời.

Sau này, ông tới Lam Địa (Tân Giới) mở nhà xưởng để phát triển sự nghiệp. Trong quãng thời gian này, Diệp Chính chỉ truyền dạy công phu Vịnh Xuân cho một số người trong nhà.

Phải tới năm 1994, khi đã chính thức về hưu, Diệp Chính mới xuất ngoại và chính thức thu nhận đồ đệ, trở thành một võ sư Vịnh Xuân quyền.

Con trai thứ ba – Diệp Thiếu Hoa

Diệp Thiếu Hoa là con ruột của Diệp Vấn cùng vợ lẽ người Thượng Hải. Ông là em cùng cha khác mẹ với võ sư Diệp Chuẩn và sư phụ Diệp Chính.


So với hai người anh trai khác mẹ, truyền nhân Diệp Thiếu Hoa ít xuất hiện trong làng võ thuật nhưng vẫn là một trong những truyền nhân hiếm hoi có cơ hội được thừa hưởng trực tiếp tinh hoa võ thuật của tôn sư Diệp Vấn.

So với hai người anh trai khác mẹ, truyền nhân Diệp Thiếu Hoa ít xuất hiện trong làng võ thuật nhưng vẫn là một trong những truyền nhân hiếm hoi có cơ hội được thừa hưởng trực tiếp tinh hoa võ thuật của tôn sư Diệp Vấn.

Năm 1949, Diệp Vấn để lại vợ cả và các con ở quê nhà, một mình đến Hương Cảng (Hồng Kông). Tại đây, ông đã kết hôn với một cô gái Thượng Hải. Người vợ lẽ này sinh hạ cho ông con trai thứ ba Diệp Thiếu Hoa cùng một người con gái không rõ tên tuổi.

Xét về vai vế trong môn phái, Diệp Thiếu Hoa là sư huynh của ngôi sao võ thuật lừng lẫy một thời – Lý Tiểu Long. Mặc dù không nổi tiếng như hai người anh trai, bản thân ông cũng được kế thừa nhiều tinh hoa võ thuật từ cha ruột.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại