Di ngôn đầy ẩn ý của Lưu Bị trước khi đại bại dưới tay Tôn Quyền

Trần Quỳnh |

Từng gửi con cho Gia Cát Lượng và đề cập đến việc truyền ngôi trước khi bại trận nên di ngôn của Lưu Bị đã khiến nhiều người cho rằng, Khổng Minh sẽ tiếp tục duy trì cơ đồ nhà Hán.

Quyết định sai lầm dẫn đến bại vong

 

Năm 221, sau khi Quan Vũ bị giết do thất thủ Kinh Châu, Lưu Bị vì tức giận đã khởi binh đánh Đông Ngô. Tôn Quyền nghe tin Lưu Binh đích thân ra trận, liền gửi thư cầu hòa, nhưng phía Thục Hán cự tuyệt thẳng thừng.

Giữa lúc đang chuẩn bị xuất quân, Lưu Bị nhận được tin dữ là Trương Phi bị thuộc hạ giết chết, tâm trạng thêm phần kích động, càng quyết tâm triệt hạ Tôn Quyền.

Nhưng chính sự nóng nảy này đã khiến Lưu Bị tự đẩy mình vào cửa tử.

Nói về việc Lưu Bị vì bị đả kích trước cái chết của hai huynh đệ mà khởi binh đánh Ngô, nhiều người cho rằng nguyên nhân này không thỏa đáng.

Một bậc đế vương đã chinh chiến bao năm, dẹp loạn bốn cõi, xưng đế một phương, hẳn phải là một người lý trí, chứ không dễ dàng bị kích động như vậy. Cái chết của Quan Vũ và Trương Phi rất có thể chỉ là cái cớ để Lưu Bị động binh tiêu diệt Tôn Quyền.

Cuộc chiến Thục – Ngô này từ lâu đã nằm trong suy tính của Hán Trung vương. Từ sau trận Xích Bích, thế “chân vạc” giữa 3 thế lực Ngụy – Thục – Ngô đã hình thành.

So về lực lượng giữa ba nước lúc bấy giờ, Ngụy là mạnh nhất, sau đến Ngô, chỉ có Thục là lép vế hơn cả. Nhưng lúc này, Lưu Bị vừa xưng đế, lập ra nhà Thục Hán, quân dân trên dưới đồng lòng, sĩ khí dâng cao ngút trời, chính là “thiên thời, địa lơi” để xuất binh.

Về việc lựa chọn thế lực nào để tiêu diệt đầu tiên, Lưu Bị từ lâu đã có suy tính. Dẹp Ngụy ngay lúc đó là điều không thể, bởi lấy yếu chống mạnh chẳng khác nào tự đẩy mình vào cửa tử.

Mặt khác, Tào Tháo vừa qua đời, con trai Tào Phi lên nắm quyền, trước mắt sẽ cần thời gian để ổn định triều chính, nên Lưu Bị tạm thời yên lòng. Vì vậy mục đích chinh phạt lần này của Hán Trung Vương chính là nước Ngô của Tôn Quyền.

Nhưng Ngô vương Tôn Quyền cũng được coi là một bậc kỳ tài, trước đánh Giang Đông, sau được lòng dân, lại vừa  cướp được Kinh Châu, lực lượng càng ngày càng mạnh. Điều này khiến Lưu Bị thêm phần lo lắng.

Nhưng nếu diệt được Đông Ngô, ắt có thể chiếm được đại bộ phận phía Nam Trung Nguyên, củng cố lực lượng phía Tây, rồi sẽ tập trung tài lực tiêu diệt nước Ngụy ở phía Bắc.

Vốn là người cơ hội, Lưu Bị chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, nên đã bất chấp rủi ro, đích thân xuất quân chinh phạt Đông Ngô, để rồi rước lấy thất bại ê chề.

Trước đó, Gia Cát Lượng từng đưa ra “Long Trung đối sách”, khuyên Lưu Bị thỏa hiệp với Tôn Quyền để liên minh chống Ngụy Tào. Nhưng vốn nuôi mộng bá chủ, lại vừa bị đả kích bởi cái chết của huynh đệ, Lưu Bị đã bỏ qua lời khuyên này.


Là một người cơ hội, nên Lưu Bị đã nhiều lần bỏ qua những lời khuyên can có tính toán trước sau của Gia Cát Lượng.

Là một người cơ hội, nên Lưu Bị đã nhiều lần bỏ qua những lời khuyên can có tính toán trước sau của Gia Cát Lượng.

Dù vậy, cái chết của Quan Vũ chỉ được coi là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân chính khiến Lưu Bị “kích động xuất binh”. Hai năm sau khi Vũ mất, chiến tranh Thục Hán – Đông Ngô mới nổ ra.

Tuy nhiên, Lưu Bị đã quá tự phụ vào sức mạnh của Thục Hán. Nếu như coi Tào Tháo là một “ông lớn”, Tôn Quyền như một “kẻ gian thương”, thì Lưu Bị so với hai người này lại bị đánh giá là “vô dụng”.

Vậy nhưng dù là Tào Tháo hay Tôn Quyền, đối với Lưu Bị đều không hề xem nhẹ.

Thành công của Lưu Bị trong việc dựng nước là không thể nghi ngờ. Tuy nhiên, trong cuộc thảo phạt Đông Ngô, ông đã chuốc thất bại thảm hại, phải lui quân đến thành Bạch Đế, cuối cùng hi sinh tại đây vào năm Chương Võ thứ 3 của nhà Thục hán (năm 223).

Di ngôn đầy ẩn ý của Lưu Bị

Trước khi thất thủ, Lưu Bị có hàn huyên cùng các đại thần. Trước mặt bá quan văn võ, ông đã cầm tay Gia Cát Lượng nói: “Khanh còn tài gấp mười lần Tào Phi, tất có thể làm cho quốc thái dâng an, hoàn thành nghiệp lớn.

Nếu như con trai ta có thể phò tá thì khanh phò tá, còn nếu nó là kẻ bất tài vô dụng thì khanh hãy lên làm vương.”

Lưu Bị nói ra lời như vậy, các đại thần đều vô cùng sợ hãi, ngay cả Gia Cát Lượng cũng không khỏi giật mình. Bởi lẽ chủ động “mời” người ngoại tộc đoạt lấy ngai vị, đây chính là hành động dâng cả giang sơn vào tay người khác.

Gia Cát Lượng nghe xong, nước mắt chảy thành dòng, lập tức quỳ xuống mà nói: “Thần xin nguyện một lòng tận trung, không dám có nửa điều khi quân, nếu không sẽ lấy cái chết để tạ tội.”

Lưu Bị thấy vậy liền cầm tay Lưu Thiện mà căn dặn: “Sau này con phải phụng dưỡng Thừa tướng (Gia Cát Lượng) như phụng dưỡng phụ hoàng!”

Hành động và lời nói của Lưu Bị trước khi qua đời đã tạo ra nhiều luồng tranh cãi. Liệu Lưu Bị có thực sự muốn truyền giang sơn Thục Hán cho Khổng Minh?

Hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng, Lưu Bị đối với Gia Cát Lượng vô cùng tín nhiệm, nên mới đưa ra quyết định táo bạo trên. Trước đó, ông đã từng ba lần tới tận lều cỏ để mời Lượng về triều.

Tuy nhiên nhiều tư liệu lịch sử đã chứng minh, Lưu Bị không thực sự trọng dụng Khổng Minh như hậu thế vẫn nghĩ.


Bên cạnh Gia Cát Lượng, Lưu Bị dành sự tín nhiệm cho khá nhiều người trong đó có Lý Nghiêm, Bàng Thống...

Bên cạnh Gia Cát Lượng, Lưu Bị dành sự tín nhiệm cho khá nhiều người trong đó có Lý Nghiêm, Bàng Thống...

Một số quan điểm khác lại cho rằng, Lưu Bị ở đây không hoàn toàn tin tưởng Lượng.

Bản thân ông cũng nể phục tài của Khổng Minh, nên muốn vị đại thần này cúc cung tận tụy phò tá con trai mình. Đây chính là quang minh chính đại đẩy cho Gia Cát Lượng một trách nhiệm nặng nề.

Trong khi đó, có ý kiến khẳng định, câu nói trước lúc lâm chung chính là đòn thử lòng của Lưu Bị với Gia Cát Khổng Minh. Nếu như nghe xong những lời đó mà Lượng có nửa điểm vui mừng, lập tức sẽ bị đưa ra ngoài chém đầu vì mưu đồ phản trắc.

Tuy nhiên quan điểm này có phần phi lý. Bởi Gia Cát Lượng vốn nổi tiếng thông minh, làm sao có thể để vui buồn lộ ra trên mặt. Nếu như Lượng thực sự có mưu đồ đoạt lấy giang sơn, việc gì phải dại dột thể hiện ra bên ngoài như vậy?

Quan điểm cuối cùng có phần thuyết phục hơn thì cho rằng,  trong tình huống này, Lưu Bị giao cho Gia Cát Lượng quyền phế lập, muốn Lượng chọn một trong hai người con trai của mình làm Hoàng đế, chứ không phải có ý nhường ngôi cho Lượng.

Dù có nhiều bất đồng, nhưng các quan điểm trên đều thống nhất một điều là Lưu Bị không hề muốn đem giang sơn cả đời gây dựng cho Gia Cát Lượng.

Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, dù cho lúc đó bị Đông Ngô đả kích nặng nề, Lưu Bị cũng không dại dột đến nỗi nói ra những lời thiếu nhuệ khí này trước mặt quần thần.

Cả đời ông theo đuổi ước vọng phục dựng Đại Hán của Thái tổ Lưu Bang, mà Lưu Bang trước kia giao ước với quần thần: “Ai không phải họ Lưu mà làm vương thì thiên hạ cùng đánh nó.” Lưu Bị vì thế càng không thể làm ngơ trước lời thể của của tổ tiên.

Mặt khác trong bối cảnh thời đại phong kiến lúc bấy giờ, không thể tồn tại khả năng Lưu Bị dâng giang sơn tặng cho người khác. Lịch sử Trung Hoa mấy nghìn năm qua cũng chưa từng có một vị Hoàng đế nào tự nguyện dâng đất nước cho người ngoại tộc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại