Cuộc sống thiên đường của bộ tộc "du mục biển" ở Malaysia

Hoàng Dung |

Khách du lịch biết tới Borneo, Malaysia với nhiều điểm lặn biển đẹp nhưng nhiếp ảnh gia Réhahn cảm nhận từ góc nhìn khác. Ông xâm nhập vào những ngôi làng nhỏ trên biển, gặp gỡ người dân luôn coi biển khơi là nhà để khám phá cuộc sống nơi đây.

Từ đầu năm nay, nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle đã bắt đầu cuộc hành trình khám phá những hòn đảo hẻo lánh ở Malaysia để thu thập tài liệu về cuộc sống của bộ tộc người Bajau, còn được mệnh danh là những người "dân du mục biển".

Bắt đầu từ quần đảo Borneo, nằm ngoài khơi phía đông thành phố Sabah, nhiếp ảnh gia ghi lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân bản địa.

Cuộc hành trình của Réhahn ban đầu không thuận lợi. Sau chuyến bay tới thủ đô Kuala Lumpur, phải mất thêm 3 giờ bay nữa ông mới tới được Tawau.

Từ đó đi xe bus khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ tới Semporna, nơi nhiếp ảnh gia sẽ tìm kiếm một người dân bản địa có thể đưa ông đến những hòn đảo hẻo lánh nơi có người Bajau sinh sống

Ngay từ lúc đầu Réhahn đã gặp cản trở khi các công ty du lịch chỉ đồng ý chở khách đến các khu nghỉ mát. Hơn nữa hầu hết người dân dọc bờ biển lại không biết tiếng Anh.

May mắn đến với ông khi gặp được Karim, một người Bajau đã đồng ý chở ông đến những hòn đảo xa xôi nhưng giá khá cao

Theo truyền thống, người Baju sống trên những chiếc thuyền nhỏ, lênh đênh trên biển, đánh bắt cá để kiếm sống, họ được gọi là "dân du mục biển".

Ngày nay, tuy nhiều người đã lên bờ sống nhưng vẫn còn những ngôi làng dựng trên các bãi san hô

Người Baju dành hầu hết thời gian sống ở trên mặt nước.

Đối với những đứa trẻ, điều đó đồng nghĩa với việc được chơi đùa thỏa thích trong nước.

Hòn đảo đầu tiên Réhahn đặt chân tới là Tabbalanos. Đây là một ngôi làng nhỏ với khoảng 11 túp lều trên mặt nước. Karim giới thiệu rằng ở đây mỗi nhà thường có 5 con.

Phụ nữ Bajau sinh con ở ngay túp lều nhà mình trên mặt nước. Hầu hết người Bajau sẽ sinh sống quanh ngôi làng nơi mình được sinh ra đến hết cuộc đời.

Nụ cười trẻ thơ

Cuộc sống hòa cùng thiên nhiên nơi đây khá dễ chịu. Thay vì nghĩ đến quá khứ hay tương lai, người Bajau thường sống cho hiện tại.

Dân làng ở đây già trẻ đều làm nghề đánh cá. Rất khó để nắm bắt được tuổi tác cụ thể của người dân Bajau nơi đây.

Trẻ em Bajau được học bơi và lặn từ khi còn bé.

Bên cạnh Tabbalanos, Réhahn đến thăm các đảo Mabul trong đó có Omadal, Sibuan, Maiga và Tagatan. Omadal là một ngôi làng lớn, với khoảng 70 hộ gia đình sống trong những căn nhà nối với nhau bằng cầu nối.

Đến khoảng 8 tuổi, trẻ em đã được đi theo câu cá

Khi đến Omadal, Réhahn được tận mắt chứng kiến người dân dùng bột borak.

Borak là loại bột từ củ nghệ, sản phẩm làm đẹp tự nhiên của địa phương. Phụ nữ thường bôi lên mặt để chống nắng.

Làn da rám nắng khỏe khoắn là một trong những nét đẹp của phụ nữ ở đây.

Các bà mẹ cũng dùng borak để bảo vệ làn da của những đứa con.

Sau khi trải nghiệm cuộc sống cùng người dân Bajau, nhiếp ảnh gia Réhahn cảm nhận được cuộc sống yên bình, thanh thản giữa không gian xanh mát của biển khơi

Réhahn cho rằng mặc dù sống khá độc lập với thế giới, không láng giềng, không hiện đại nhưng những người “du mục biển ” vẫn chọn cuộc sống thiên đường của riêng họ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại