Chữ tín đáng ngưỡng mộ của người Nhật Bản
Tại các công viên Hải dương ở Nhật Bản, bên cạnh cổng chính là một lối đi dành riêng cho người khuyết tật. Các công viên không có nhân viên trông giữ lối đi này bởi lẽ sẽ chẳng có bất cứ người bình thường nào chui qua đó để trốn tiền vé.
Bạn đừng “hy vọng” được một lần ăn phải đồ ăn mất vệ sinh tại những nhà hàng của Nhật.
Đã từng có vụ việc 4 thực khách sau khi ăn ở một nhà hàng thịt nướng ở Osaka bị đau bụng. Ngay sau đó, nhà hàng này đã bị đóng cửa và ông chủ bị cấm kinh doanh dịch vụ ăn uống suốt đời.
Ngay cả đến những thủ tục hành chính lâu nay vẫn khiến người dân ở Việt Nam hay Trung Quốc phải lắc đầu, thì ở Nhật Bản, mọi chuyện lại khá đơn giản.
Có thể lấy một ví dụ về việc đến cơ quan nhà nước đăng ký hộ khẩu tại Nhật Bản. Nhân viên ở đó sẽ lấy ra một tấm bản đồ để người đăng ký chỉ chính xác nơi ở của mình.
Nhiều người nước ngoài lần đầu đến Nhật đã giật mình vì thủ tục quá đơn giản.
Họ thắc mắc rằng, tại sao đơn vị này có thể tin tưởng tuyệt đối vào lời khai mà không cần xác minh bất cứ điều gì khác? Và các nhân viên bản địa trả lời rằng, nếu khai không đúng, người đó sẽ không nhận được bảo hiểm y tế và các giấy tờ khác.
Có lẽ vì cuộc sống giữa người với người nơi đây quá đơn giản và đáng tin cậy nên người Nhật Bản dần hình thành nên những thói quen có phần “ngớ ngẩn”.
Họ luôn xếp hàng tại những nơi công cộng và thậm chí xếp hàng ở cả những nơi không yêu cầu. Họ cũng không có ý thức phòng trộm cắp, ví tiền để lung tung cũng không lo bị mất.
Người Nhật Bản xếp hàng ở mọi nơi công cộng, không bao giờ có tình trạng chen lấn, xô đẩy, dù đó là thời điểm mưa gió hay khủng hoảng nhất.
Người Nhật Bản cũng tẩy chay việc làm hàng giả bởi họ ý thức được hậu quả nghiêm trọng của nó đối với một dân tộc có lòng tự tôn cao!
Một Công ty Nhật Bản dùng lươn nuôi tại Trung Quốc, sau đó dán mác là lươn của Nhật Bản.
Việc này đã dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: Giám độc Công ty phải công khai xin lỗi; ngân hàng không cho vay, tất cả các đối tác cũng ngừng hợp tác, buộc Công ty phải đóng cửa.
Tầng lớp lãnh đạo lớn tuổi của Công ty do không còn đủ sức để khởi nghiệp lại, bị dồn vào bế tắc đã chọn cách tự tử.
Tại Nhật Bản, bất cứ hành vi giả dối, lừa đảo nào cũng bị tẩy chay.
Hành vi nói sai, làm sai sự thật cũng phải chịu hình phạt đích đáng, đặc biệt là với những người nổi tiếng.
Tại xứ sở phù tang, người nổi tiếng một khi đã lỡ nói dối, giải pháp tốt nhất thành thật nhận lỗi.
Tuy rằng công chúng cũng sẽ không tiếp tục truy cứu nhưng về cơ bản, khi đã dính “phốt”, sẽ rất khó cho họ quay lại nghề cũ. Tất nhiên, họ cũng sẽ chẳng còn dám mơ mộng đến việc liên truyền hình, báo chí như trước.
Ý thức tự giác cao độ
Ý thức tự giác của người Nhật Bản cũng được đánh giá là rất cao. Trong một ngôi làng ở Osaka, có một cửa hàng bán rau quả tươi ngon nhưng không có người bán hàng.
Thay vào đó, cạnh mỗi món đồ là những bảng giá, ai mua hàng sẽ tự động bỏ tiền vào ống đựng.
Ở đất nước mặt trời mọc cũng có nhiều trạm xăng tự phục vụ và chưa từng co tiền lệ về việc người đổ xăng không trả tiền.
Trong khi đó, bên trong các siêu thị, trung tâm thương mại, hầu như không có máy nhận biết tiền giả bởi lẽ không có bất cứ ai dùng tiền giả để mua đồ.
Một điểm đáng tự hào nữa của người Nhật Bản, đó chính là tinh thần đoàn kết. Họ luôn tôn trọng, nghĩ cho người khác.
Cửa hàng rau không cần người bán tại Nhật Bản.
Tất cả những nhà vệ sinh, bất kể là ở khách sạn hay những nơi công cộng đều được đảm bảo sạch sẽ nhất có thể. Đáng kinh ngạc hơn, những con đường sạch đến mức giày đi ngoài đường 3 tháng cũng không hề dính bẩn.
Đây là lý do giải thích vì sao Nhật Bản là đất nước sạch sẽ nhất và ít bệnh tật liên quan đến vi trùng vi khuẩn mất vệ sinh nhất trên thế giới.
Từ môi trường sạch sẽ vào hàng nhất nhì thế giới, dinh dưỡng hợp lý khoa học, hệ thống giáo dục, y tế phát triển, người với người có sự bao dung ấm áp nên suốt 42 năm liên tiếp, Nhật Bản được bình chọn là quốc gia đáng sống nhất.
Người Nhật rất tự hào với hệ thống đường sắt của mình, một hệ thống đường sắt từ lúc mới quy hoạch trên giấy, nghiên cứu, thử nghiệm nhiều lần trong suốt hơn 20 năm mới đi vào hoạt động bình thường. Đây phải chăng cũng là quốc gia “kỹ tính” nhất thế giới?