Theo tờ Indian Express, thí sinh phải ngồi khoanh chân giữa sân nắng chang chang và làm bài thi với độc một chiếc quần lót trên người dưới con mắt chòng chọc của bao nhiêu giám thị xung quanh.
Tờ báo cũng dẫn lời một đại diện của đơn vị tuyển sinh cho hay sở dĩ họ phải đưa ra biện pháp kì quặc này là để “tiết kiệm thời gian của rất nhiều người”.
Cảnh tượng thí sinh gần như khỏa thân ngồi làm bài diễn ra tại trường thi ở Bihar, Ấn Độ được báo giới đưa tin.
Một thí sinh ẩn danh cho biết ngay khi vừa đến điểm thi, anh này đã suýt ngã ngửa trước yêu cầu buộc phải cởi hết đồ trừ quần lót.
“Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác là làm theo hướng dẫn cho dù thấy quy định đó thật lố bịch”, thí sinh này cho hay.
Một thí sinh khác thêm vào: “Chúng tôi không nghĩ sẽ phải tham gia một kỳ thi với quy mô “sân trời” thế này nhưng dù sao nó cũng dễ chấp nhận hơn là việc phải lột hết quần áo ngồi thi”.
Một đại diện quân đội ở New Delhi từ chối bình luận về vụ việc kể trên. Sự việc này xảy ra một năm sau khi cảnh sát Bihar bắt giữ khoảng 1.000 người gian lận bằng cách thuê người thi hộ.
Chuyện các thí sinh phải đày nắng ngoài trường thi thế này không có gì lạ tại Ấn Độ nhưng đi thi với tình trạng gần như khỏa thân như trên thì thật khó chấp nhận.
Tòa án tối cao ở Bihar đã chất vấn Bộ Quốc phòng về động thái khác thường xảy ra ngày hôm qua (1/3) sau khi một luật sư nộp đơn kiện đơn vị tổ chức thi tuyển.
Gian lận thi cử, từ cách làm “phao” xưa như trái đất tới những cách quay bài bằng công nghệ hiện đại, để đạt điểm cao ở trường cũng như để tìm được một việc làm tốt lương cao xảy ra rất phổ biến ở Ấn Độ.
Và bang nghèo Bihar, bang đông dân nhất Ấn Độ, là nơi “nổi tiếng” về vấn nạn này.
Gian lận trong thi cử đã trở thành một vấn nạn tại Ấn Độ.
Được biết trong cuộc thi tuyển vào năm ngoái, phụ huynh của các thí sinh đã “liều mình” trèo tường, vượt rào để “hỗ trợ” con hoàn thành bài thi, gây nên một cảnh tưởng hỗn loạn.
Hôm chủ nhật (28/2) vừa qua, tại bang Gujarat, chính quyền địa phương đã phải chặn dịch vụ điện thoại di động trong khu vực tổ chức tuyển sinh để giảm phần nào gian lận thi cử.