"Ảo thuật" chuột hóa dê và nỗi kinh hoàng thịt bẩn Trung Quốc

Nguyễn Nhung |

Không chỉ có thịt lợn, ngay cả món thịt dê được đông đảo người dân Trung Quốc yêu thích cũng được làm giả từ ... thịt chuột.

Lợn chết vẫn mổ, bán thịt như thường

Tháng 12/2014, báo chí Trung Quốc đồng loạt khui ra vụ thịt lợn chết ở tỉnh Giang Tây vẫn được bày bán tràn lan tại 7 tỉnh thành lân cận.

Theo trang tin News.qq.com (Trung Quốc) cho hay, thành phố Cao An, tỉnh Giang Tây là một trong 100 thành phố có ngành chăn nuôi gia súc phát triển nhất Trung Quốc.

Bình quân mỗi năm, địa phương này có khoảng 90.000 con lợn chết do bệnh dịch. Theo quy định, những con lợn này sẽ phải được xử lý dưới sự giám sát của cơ quan quản lý có liên quan.

Tuy nhiên, quá trình điều tra kéo dài hơn 1 năm của phóng viên đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đã phát hiện, rất nhiều lợn chết đã được các con buôn thu mua dài hạn, trong đó có cả những con lợn bị lở mồm long móng.

News.qq.com dẫn lời một chủ trang trại lợn cho hay, mua bán lợn lái chết do nhiễm bệnh là một bí mật công khai tại thành phố Cao An. Thông thường có rất nhiều con buôn đến cùng trả giá, chủ trang trại sẽ bán lại lợn chết cho người đưa ra giá tốt nhất.

Trung bình mỗi năm, có 90.000 con lợn chết ở Giang Tây được mổ và tuồn thịt vào thị trường.

Trung bình mỗi năm, có 90.000 con lợn chết ở Giang Tây được mổ và tuồn thịt vào thị trường.

Quá trình điều tra của phóng viên CCTV cũng phát hiện, số lượng các nhóm buôn lợn chết ở thành phố Cao An khá đông, thành viên trong các nhóm này được phân công nhiệm vụ cụ thể, gồm người phụ trách việc thu mua, người phụ trách vận chuyển, tiêu thụ.

“Đột kích” một lò giết mổ ở thị trán Mai Lâm, thành phố Phong Thành, Giang Tây, phóng viên CCTV đã ghi lại hình ảnh xác lợn chết bày la liệt trên sàn, gồm cả lợn lái và lợn con.

Một người công nhân làm việc tại lò mổ này cho biết, trung bình mỗi ngày họ giết khoảng 200 con, số lợn chết được “xử lý” ở đây trong một năm là hơn 70.000 con.

Số thịt lợn sau đó sẽ được tiêu thụ tại thị trường các tỉnh Quảng Đông, Hồ Nam, Trung Khánh, Hà Nam, An Huy, Giang Tô và Sơn Đông.

Trong năm 2014, doanh thu từ hoạt động bán thịt lợn chết đem về cho lò mổ này nguồn doanh thu lên đến 20 triệu NDT (tương đương 70 tỉ đồng).

Ngay sau khi vụ việc bị phơi bày, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Đảng thành phố Cao An đã thành lập 6 tổ chuyên án điều tra, nhắm trực tiếp vào các cơ quan gồm Công an, Công thương, chăn nuôi thủy sản, thương mại, bảo hiểm...

Hô biến thịt chuột thành thịt dê

Trước đó, hồi đầu năm 2013, dân Trung Quốc cũng từng “ngã ngửa” sau khi truyền thông nước này vạch trần sự thật, rằng một khối lượng lớn thịt dê lâu nay được bán cho người dân thực ra là...thịt chuột.

Trang tin News.qq.com cho hay, tháng 2/2013, Công an thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô đã huy động hơn 200 cảnh sát, triệt phá thành công các tổ chức chuyên sản xuất và buôn bán thịt dê giả tại thành phố Vô Tích và Thượng Hải, bắt giữ 63 nghi phạm.

Thịt chuột - nguồn nguyên liệu chính để nhiều con buôn ở Trung Quốc chế biến thịt dê.

Thịt chuột - nguồn nguyên liệu chính để nhiều con buôn ở Trung Quốc "chế biến" thịt dê.

Tại hiện trường, công an cũng đã thu giữ hơn 10 tấn “thịt dê” thành phẩm và bán thành phẩm.

Quá trình điều tra cho thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh thịt dê giả này bắt đầu từ năm 2009.

Những nghi phạm trên đã thu mua chuột, cáo, chồn... chưa qua kiểm dịch từ Sơn Đông để thực hiện hành vi buôn gian bán lận bất hợp pháp.

Với mánh khóe này, mỗi kg thịt dê giả sinh lời ít nhất 20 NDT. Nguồn lợi nhuận lớn, dễ kiếm là nguyên nhân khiến một bộ phận không nhỏ dân Trung Quốc sẵn sàng nảy lòng tham, chà đạp lên các chuẩn mực đạo đức.

Bánh bao nhuộm màu bằng hóa chất

Không chỉ có các loại thịt, bánh bao – một loại thực phẩm phổ biến ở Trung Quốc cũng bị làm cho biến chất vì các doanh nghiệp hoa mắt trước lợi nhuận.

Tháng 4/2011, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đã vạch trần hoạt động sản xuất bánh bao kém chất lượng của công ty lương thực Thịnh Lộc Thượng Hải.

Bánh bao của công ty Thịnh Lộc, Thượng Hải bị kiểm tra vì nhuộm phẩm màu độc hại.

Bánh bao của công ty Thịnh Lộc, Thượng Hải bị kiểm tra vì nhuộm phẩm màu độc hại.

Kết quả điều tra cho thấy, hàng ngàn chiếc bánh bao của công ty này đã bị nhuộm phẩm màu cho bắt mắt. Thậm chí, những chiếc bánh bao đã hết hạn cũng được phù phép thành những chiếc bánh mới, bán ra thị trường.

Thông tin này khi đó đã làm chấn động dư luận trong cả nước. Nhà chức trách thành phố Thượng Hải khi đó đã phải ra tuyên bố, bất cứ ai nếu bị phát hiện làm bánh bao không đúng chất lượng đều bị truy tố.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại