Ma túy luôn là hiểm họa của loài người. Để thoát khỏi "con quỷ dữ" này, người nghiện buộc phải tách biệt với thế giới bên ngoài và được điều trị bởi những pháp đồ điều trị hiện đại. Chính vì vậy, những trại cai nghiện luôn được xây dựng tại những nơi có ít dân cư, biệt lập với thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, những nhà tâm lý, các bác sĩ luôn cố gắng hòa nhập với những người nghiện, giúp họ chiến thắng với sự cám đỗ của chất kích thích chết người.
Ngoài công việc điều trị cắt cơn, các cảnh sát trong trại cai nghiện luôn cố gắng điều trị tâm lý cho các học viên cai nghiện. Phòng tâm lý là nơi mà những học viên luôn thích tới nhất, bởi ở đó, họ có thể giãi bày tâm sự, thành thật chia sẻ với cảnh sát những điều day dứt trong lòng.
A Tỷ (43 tuổi), một học viên trong trung tâm cai nghiện thành phố Hạc Sơn. Điều kiện gia đình của cô cũng thuộc vào hạng khá giả. Vào đầu những năm 1990, cô cùng với chồng mình mở một quán rượu, từ khi công vệc làm ăn của 2 người trở lên khấm khá, cô bắt đầu học uống rượu cho tới hút thuốc và sau đó là dính vào con đường nghiện ngập.
Được biết, tổng diện tích của trung tâm cai nghiện thành phố Hạc Sơn lên tới 21.980m2, có 21 phòng, 8 phòng biệt giam, sân vận động, phòng thể dục, phòng điều trị... Ngoài ra, trung tâm còn có hệ thống camera giám sát 24/24 mỗi ngày. Hiện, trong trung tâm có tổng cộng 220 học viên.
Công việc hàng ngày của các học viên được tóm gọn như sau: 7h sáng thức giấc, sau khi đi tắm phải tập trung để xem thời sự, đến 8h-9h đi tập thể dục, từ 9-10h đi học các kỹ năng do trung tâm đào tạo, từ 10-12h, các học viên được tự do làm việc cá nhân.
Từ 12-12h30, các học viên tập trung đi ăn trưa; từ 13h cho tới 14h nghỉ trưa; từ 14h-17h thức giấc đi lao lao động tập thể. Từ 19h tối-20h tối xem thời sự. Sau khi chương trình thời sự kết thúc, tất cả các học viên đều phải tắt điện đi ngủ.
Hình ảnh các học viên cai nghiện đang học nghề.
Việc cai nghiện chưa bao giờ là chuyện đơn giản. Để chiến thắng cơn nghiện phải có một sức mạnh tâm lý cực kỳ vững vàng, sự quyết tâm lớn lao. Chính vì vậy, một số học viên đã viết tên bố mẹ, vợ chồng, con cái mình lên tường để khích lệ bản thân. Những lúc lên cơn, họ lấy đó làm nguồn động lực, làm chỗ dựa vững trãi để vượt qua những giây phút khó khăn nhất trong cuộc đời.