Sparta là vùng lãnh thổ nằm trong vùng đồng bằng Laconia (đây là một thành bang của Hy Lạp và nổi tiếng nhất bán đảo Peloponnesus). Thành bang này theo chủ nghĩ quân phiệt, do đó nó trông như một trại lính thật sự của các chiến binh khiến kẻ thù khiếp sợ.
Tại Hy Lạp, Sparta chính là một trong 2 cường quốc hùng mạnh bậc nhất. Đây chính là cường quốc duy nhất mà Alexander Đại đế từ bỏ, không chinh phục.
Điều gì khiến cho những chiến binh Sparta lại có thể làm cho Alexander Đại đế cũng phải kiêng dè, nể sợ?
1. Những chiến binh Sparta được giáo dục đặc biệt
Những chiến binh được giáo dục từ rất nhỏ để trở thành một Sparta.
Các chiến binh này được giáo dục vô cùng khắt khe ngay từ khi mới lọt lòng, chúng bị tách ra khỏi mẹ lúc bé và tham gia huấn luyện vô cùng khắt khe, tàn nhẫn.
Hơn một nửa đứa trẻ đã không thể vượt qua cuộc huấn luyện tàn khốc và chết đi. Chỉ những đứa trẻ khỏe mạnh, ý chí kiên cường vượt qua mới có thể trở thành chiến binh Sparta.
Những người cha sẽ đưa con mình tới town’s elders (tạm dich: thành bang của những đứa trẻ), tại đây chúng sẽ được kiểm tra thể chất, nếu không vượt qua được do ốm yếu bệnh tật. Chúng sẽ bị bỏ rơi tại Apothetae, nơi chúng sẽ chết dần đi.
Vượt qua bài kiểm tra thể chất, trẻ còn phải thực hiện một bài kiểm tra tinh thần. Người cha sẽ mang đứa con về nhà, người mẹ sẽ tắm rửa cho con bằng một loài rượu nhằm kiểm tra đứa trẻ có mắc chứng động kinh (epilepsy test).
Nếu có dấu hiệu động kinh, đứa trẻ sẽ không thể tiếp tục sống mà bị bỏ mặc tại một vùng đất hẻo lánh tới chết.
2. Lớn lên trong trại lính
Chính sức mạnh của các chiến binh Sparta giúp Sparta đứng vững trước các cuộc chiến.
Khi hoàn thành các bài kiểm tra, trẻ sẽ được đưa tới doanh trại và sống như một chiến binh khi chỉ mới 7 tuổi. Chúng sẽ xa rời sự nuôi dưỡng của người mẹ và chịu sự dạy dỗ hà khắc của người thầy (warden).
Cuộc sống ở đây không hề dễ dàng, chúng phải sống dưới kỷ luật và hình phạt hà khắc. Chúng thậm chí được khuyến khích và cổ vũ để đánh lẫn nhau. Đây không phải là ngôi trường mà người thầy có vai trò giữ hòa bình!
Sự mâu thuẫn sẽ được phân xử bằng nắm đấm và người thầy sẽ là trọng tài cho trận đấu. Ông ta cũng luôn mang theo một chiếc roi da để trừng trị những đứa trẻ mắc lỗi lầm hay không tuân thủ kỷ luật.
3. Chúng phải ăn thức ăn trộm được
Điều kiện sống khắc nghiệt giúp tạo ra một chiến binh có khả năng chịu đựng cao.
Trong thời gian huấn luyện, những đứa trẻ thậm chí còn không được mang giày để chịu đựng đau đớn. Quần áo cũng rất mỏng và hạn chế, thức ăn cũng chỉ ở mức tối thiểu để có thể sống sót.
Điều đó không có nghĩa là chúng không thể nhận được nhiều hơn nếu đói, chúng được khuyến khích... ăn trộm của nhau. Nhưng nếu bị phát hiện, người thầy sẽ đánh chúng và xem như chúng không vượt qua bài kiểm tra.
Thức ăn của những Sparta cũng rất khó ăn hay vô cùng khủng khiếp. Điều này giúp rèn luyện sự chịu đựng cho họ trong những cuộc chiến khốc liệt nhất.
4. Những kỹ năng chiến đấu thiện chiến được trau dồi từ nhỏ
Sống trong môi trường khắc nghiệt của kỷ luật thép, roi đòn, các hình phạt. Những đứa trẻ trở nên gan lì, ý chí kiên cường mạnh mẽ, chúng được dạy các kỹ năng cần thiết để sinh tồn, chiến đấu như bắn cung, ngụy trang, săn bắn.
Môn võ làm nên tên tuổi của những chiến binh này cũng cô cùng tàn nhẫn có tên Pankration. Những đòn đánh vào chỗ hiểm, nhanh chóng hạ gục đối thủ chính là điểm đáng sợ của nó.
Chính nhờ nó mà người Sparta đã lập nên kỳ tích khi chỉ có 300 chiến binh Sparta nhưng phải đối đầu với đoàn quân hùng mạnh của người Ba Tư.
5. Chiến binh từ khi mới sinh ra đến lúc chết
Chỉ có cái chết mới khuất phục họ.
Nếu như Đế chế Mông Cổ hùng mạnh với các chiến binh sinh ra trên lưng ngựa thì người Sparta cũng không hề kém cạnh khi sinh ra để trở thành chiến binh, quá trình chọn lọc đã tạo nên những chiến binh ưu tú nhất.
Đây cũng là con đường duy nhất để được công nhận là một công dân Sparta: trở thành chiến binh! Theo sắc lệnh ở đây, nam giới phải cam kết trở thành chiến binh tới năm 60 tuổi.
6. Khả nặng chịu đựng phi thường
Ngoài những cuộc huấn luyện khốc liệt, nhưng đòn đánh không thương tiếc khi phạm lỗi, các chiến binh còn tham gia các cuộc thi chịu đựng đau đớn trước ngôi đền Artemis Orthia.
Họ sẽ bị đánh đập để kiểm tra sức chịu đựng, thậm chí mất mạng trong cuộc thi này. Chính điều này giúp đào tạo ra những con người quả cảm, không được phép đầu hàng kẻ địch, trung thành dù có bị tra tấn tàn nhẫn thế nào đi nữa.
Nếu một chiến binh Sparta chết trong trận chiến được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ công dân và do đó mới được khắc tên vào mộ. Những kẻ đầu hàng sẽ bị chặt đứt 2 tay hoặc tự kết liễu mình vì tủi nhục.
Kết
Bất cứ đế chế hùng mạnh nào thì các chiến binh của họ cũng đều có những yếu tố quan trọng nhất trong chiến trận. Lịch sử cho thấy những đế chế có đội quân tinh nhuệ thì họ sẽ trở thành những đế quốc hùng mạnh nhất.
Khi mà phần lớn lãnh thổ Hy Lạp đã nằm trong tay Alexander Đại đế, ông lại chưa một lần cố gắng tấn công lãnh thổ Sparta. Người ta nói rằng thành phố của người Sparta không cần có tường bảo vệ vì họ tự tin có thể đánh bại bất cứ kẻ thù nào.
Mặc dù là một nhà chinh phục tài ba và luôn muốn thâu tóm những cường quốc hùng mạnh, Alexander hẳn đã cân nhắc về tổn thất nếu như khiêu chiến với chiến binh Sparta, vốn không chú trọng số lượng mà chỉ quan tâm chất lượng.
Dù có chiến thắng, cái giá mà đội quân của ông phải trả là quá đắt trong khi lãnh thổ Sparta không phải là mục tiêu quan trọng trong mắt vị chiến lược xuất chúng này.
Đó là lý do vì sao Alexander Đại đế chưa từng một lần mang quân đi chinh chiến tại Sparta.
Nguồn: Listverse