Đôi nam nữ 'mây mưa' tại quán trà sữa: Nên tự ý thức hành vi của mình trước xã hội

Hoàng An |

Theo luật sư phân tích, việc phát tán clip trên mạng xã hội, dù có động cơ mục đích gì thì người phát tán cũng vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm.

Liên quan đến vụ việc đôi nam nữ "mây mưa" tại một quán trà sữa ở tỉnh Thái Nguyên, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, quán trà sữa thuộc quyền sở hữu của gia chủ, mục đích mở quán để bán hàng cho khách vào sử dụng dịch vụ.

Nếu gia chủ phát hiện khách có những hành vi không đúng chuẩn mực khi vào quán thì chủ quán, nhân viên có quyền đề nghị chấm dứt hành vi hoặc mời khách ra khỏi quán.

Theo quan điểm của luật sư, đoạn clip ghi lại cảnh quan hệ của đôi nam nữa bị phát tán trên mạng xã hội, dù có động cơ mục đích gì thì người phát tán đã vi phạm pháp luật.

Trước một số thắc mắc cho rằng, tại các rạp chiếu phim, quán ăn uống, cafe khi lắp đặt camera có cần phải thông báo cho khách không? Luật sư Thơm nói, hiện nay chưa có một quy định nào bắt buộc khi lắp đặt camera thì phải thông báo cho khách hàng.

"Bản thân khách hàng nên tự phải ý thức được hành vi của mình trước xã hội, không thể đi đâu cũng thể hiện những hành vi riêng tư một cách quá mức như vậy. Nơi công cộng không thể khơi khơi đề biển cấm quan hệ tình dục.

Ở đây, tôi cho rằng cặp nam nữ trên còn trẻ, mới lớn, thiếu giáo dục về nhân cách, hành động theo bản năng, thiếu kìm chế", luật sư Thơm nói.

Đôi nam nữ mây mưa tại quán trà sữa: Nên tự ý thức hành vi của mình trước xã hội - Ảnh 2.

Cặp đôi 'mây mưa' ngay tại quán trà sữa. Ảnh: Cắt từ clip.

Trước đó, trên một số trang Facebook cũng đăng tải hình ảnh đen trắng một cặp đôi trai gái đang có những hành vi thân mật thái quá trên ghế xem phim. Qua hình ảnh được đăng tải, nhiều người nhận ra đây là hàng ghế dành cho các cặp đôi với vách ngăn riêng tư, thuộc hệ thống rạp CGV, Công ty CJ CGV Việt Nam.

Luật sư Thơm cũng nêu quan điểm rằng, rạp chiếu phim được coi là nơi công cộng nhưng khách hàng tại rạp của CGV không bày tỏ hành vi thân mật thái quá một cách công khai cho mọi người xem và đưa lên mạng xã hội.

Nếu họ công khai thể hiện hành vi "nhạy cảm" trước mọi người thì khi đó không còn được coi là bí mật đời tư.

Dù là không còn bí mật đời tư, nhưng pháp luật nghiêm cấm sử dụng các hình ảnh trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội để đưa lên không gian mạng nhằm các mục đích khác nhau. 

Trong trường hợp này, người nào đưa các thông tin trái luật lên mạng xã hội thì tùy theo tính chất, mức độ, động cơ vi phạm thì có thể bị xử phạt hành chính.

Nếu người nào phát tán các thông tin về đời tư cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ hoặc pháp luật không cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b, khoản 2 điều 64 Nghị định 174/2013. 

Mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 288 BLHS 2015 về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông", Luật sư Thơm nêu quan điểm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại