"Đổ xô" vào mua S-400 của Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ chọc giận Mỹ và làm cơn “nổi đóa” bùng phát khó lường

Vũ Thu Hương |

Việc cả Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cùng đồng loạt mua S-400 của Nga có thể khiến cơn giận dữ của Mỹ bùng phát mạnh mẽ và hậu quả thật khó lường.

Theo Moneycontrol, chưa đến một tuần trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, bằng một cử chỉ đặc biệt, xuất hiện cùng Thủ tướng Ấn Độ Nerendra Modi tại một sự kiện ở Houston hôm thứ Hai và theo một nguồn tin động thái này có thể thúc đẩy tình nồng ấm giữa Ấn Độ-Mỹ.

Ông Serge Chemezov, người đứng đầu công ty sản xuất vũ khí quốc phòng Nga Rostec từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn rằng Ấn Độ và Nga đang đàm phán để sản xuất hệ thống tên lửa phòng không S-400. Việc cùng nhau triển khai vũ khí này có thể sẽ chọc tức Mỹ, quốc gia đang tăng cường lệnh trừng phạt với các quốc gia mua vũ khí từ Nga.

"Đúng vậy, chúng tôi đang thảo luận về việc nội địa sản xuất với Ấn Độ. Nhiều thiết bị đã được chúng tôi đã cấp giấy phép sản xuất cho Ấn Độ: Máy bay Su-30, xe tăng T-90, tên lửa BrahMos cũng được họ sản xuất trên lãnh thổ của họ dưới sự góp sức của các nhà khoa học của họ", ông Chemezov cho hay.

Tiêu điểm - 'Đổ xô' vào mua S-400 của Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ chọc giận Mỹ và làm cơn "nổi đóa" bùng phát khó lường

"Và tất cả đã được thanh toán", người đứng đầu Rostec chia sẻ khi được hỏi về các khoản thanh toán với S-400 Ấn Độ mua từ Nga.

Mỹ đe dọa trừng phạt các nước mua vũ khí của Nga dựa theo đạo luật Chống đối thủ của Mỹ Thông qua Lệnh trừng phạt (CAATSA). Đạo luật này được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hồi tháng 2/2017 nhằm trừng phạt Nga, Iran và Triều Tiên.

Trong lịch sử, Ấn Độ và Nga có quan hệ quân sự thân thiết với hơn 60% thiết bị quốc phòng của Ấn Độ có nguồn gốc từ Nga. Nhiều máy bay chiến đấu Sukhoi 30 của Ấn Độ được nhập khẩu từ Nga.

Không quân Ấn Độ hiện sử dụng chủ yếu chiến đấu cơ MiG do Nga sản xuất. Chiến đấu cơ mạnh của Ấn Độ hiện nay có nguồn gốc từ Nga là loại chiến đấu cơ đa năng Sukhoi Su-30MKI thuộc lực lượng United Aircraft Corp. Hiện có khoảng 150 chiếc hiện đang hoạt động và con số này sẽ được nâng lên 272 chiếc tính đến năm 2019.

Tuy nhiên, Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất quan tâm đến vũ khí Nga, đặc biệt là S-400. Trước Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã mua S-400 của Nga.

Với Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh trong khối NATO đã kiên quyết mua S-400 bằng mọi giá khiến Mỹ cực lực phản đối và bất bình. Trong bối cảnh đó, tuyên bố của ông Chemezov rằng Ankara có thể sản xuất các bộ phận của S-400 càng phá hủy nhanh chóng quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi được hỏi bộ phận nào của S-400 được Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, ông Chemezov đã từ chối tiết lộ chi tiết.

S-400 được đánh giá là vũ khí góp phần thay đổi cuộc chơi trong ngành quân sự thế giới. Đây là một trong những hệ thống tên lửa có sức mạnh nhất thế giới, có khả năng tiêu diệt nhiều mối đe dọa như bom, tiêm kích, tên lửa, máy bay không người lái ở khoảng cách tới 400km chiều dài và 30km chiều cao và cùng lúc có thể nhắm tới 36 mục tiêu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại