Độ Mixi bức xúc về thông tin làm Youtube kiếm tiền tỷ: Dễ thế thì ở Việt Nam ai cũng đi làm Youtube cho nhanh!

Nhật Anh |

Độ Mixi cho rằng thống kê ước lượng về số tiền kiếm được của Youtuber từ một số trang web chỉ là ảo, có thể đúng với nước ngoài chứ không đúng với các Youtuber tại Việt Nam.

Trên một livestream gần đây, streamer, Youtuber Độ Mixi đã bày tỏ thái độ bức xúc khi hình ảnh của anh được mang ra minh họa cho bài viết về một cá nhân bí ẩn đóng thuế tổng cộng 23 tỷ đồng trong năm 2019 và 2020.

“Tôi không liên quan gì đến câu chuyện này cả, cái này là tự báo chí đưa lên, tự dùng hình ảnh của tôi… Tôi làm gì có tiền mà đóng trong khi người ta đóng 23 tỷ thật sự thì người ta sẽ nghĩ ra sao… Đừng lôi mặt của tôi lên để người ta hiểu nhầm tôi là người đi đóng thuế”, Độ Mixi chia sẻ.

Độ Mixi bức xúc về thông tin làm Youtube kiếm tiền tỷ: Dễ thế thì ở Việt Nam ai cũng đi làm Youtube cho nhanh! - Ảnh 1.

Không chỉ dừng lại ở đó, streamer này còn gay gắt phản hồi về việc mọi người nghĩ rằng làm Youtube tại Việt Nam là có thể kiếm được tiền tỷ.

"Ai dám xác thực một tháng bọn tôi kiếm được bao nhiêu tiền không? Cứ lấy một trang nào đó trên mạng mà tôi không nhớ tên, lần nào mọi người cũng nhìn vào trang đấy và bảo rằng kiếm thu nhập từ 20 tỷ đến 300 tỷ một năm. Tôi xin lỗi chứ thống kê đấy ai làm về Youtube người ta cũng biết là nó ảo, có thể chỉ đúng tại nước ngoài chứ Việt Nam không hề có chuyện đấy.

Các bạn cứ quy 1.000 view hay 1 triệu view ra được bao nhiêu tiền, ra cục tiền to thì cả Việt Nam này ở nhà làm Youtube hết chứ người ta việc gì phải đi làm nông, làm công nhân, làm những công việc vất vả trong xí nghiệp, công xưởng để làm gì. Nhà nhà làm Youtube, người người, họ hàng làm Youtube đi cho nhanh, đọc nhiều lúc thấy uất", Độ Mixi cho biết.

Thực tế, cần phải hiểu, Youtube không trực tiếp trả tiền cho người làm video mà nền tảng này sẽ nhận tiền quảng cáo từ các nhãn hàng (Ví dụ: Máy tính, hoa quả, dầu gội, nước ngọt, dịch vụ,….), sau đó Youtube trích tiền quảng cáo nhận được chia cho người làm video một phần.

Độ Mixi bức xúc về thông tin làm Youtube kiếm tiền tỷ: Dễ thế thì ở Việt Nam ai cũng đi làm Youtube cho nhanh! - Ảnh 2.

Những người người làm YouTube lâu năm tại Việt Nam cho biết, không có bất kỳ ai có câu trả lời chính xác 100% số tiền mà các Youtuber có thể kiếm là bao nhiêu. Điều này còn phụ thuộc vào nội dung video, số lượng quảng cáo được hiển thị và lượng người xem nhấp vào các quảng cáo đó.

Theo giới chuyên gia, có 3 chỉ số để biết được lợi nhuận kiếm được từ YouTube gồm CPM, CPC và mới đây, YouTube đề cập đến chỉ số - RPM.

* CPM được YouTube giải nghĩa là chữ viết tắt của "cost per 1000 impressions" (giá mỗi 1.000 lần hiển thị). Chi phí mỗi nghìn lượt hiển thị (CPM) là chỉ số biểu thị số tiền mà các nhà quảng cáo chi trả để hiển thị quảng cáo trên YouTube.

Tức là bạn nhận biết phần tiền từ khoản thanh toán của các nhà quảng cáo khi quảng cáo chạy trên video của bạn. Nhà quảng cáo trả càng nhiều tiền cho quảng cáo đó thì bạn càng kiếm được nhiều tiền. CPM là chỉ số hữu ích cho biết mức độ giá trị mà các nhà quảng cáo đánh giá video cũng như người xem của bạn trong việc giúp họ đạt được các mục tiêu riêng.

Không phải quảng cáo CPM lúc nào cũng hiện ra, nó tùy thuộc vào vị trí địa lý của người xem video đó nữa, tức sẽ không có chuyện 100% người xem Video thì lúc nào quảng cáo cũng hiện ra. Thông thường ở Việt Nam thì hiệu suất rơi vào khoảng từ 30-50%.

Hiện tại, chỉ số CPM tại Việt Nam đang rơi vào khoảng 1,57 USD. Nghĩa là, các nhà sáng tạo sẽ kiếm được 1.570 USD (khoảng 36,2 triệu đồng) nếu đạt 1 triệu lượt xem từ Việt Nam, còn ở nước ngoài CPM cao nhất giao động từ 4,59 đến 15,47 USD/CPM (5,2 đến 15,47 USD tiền quảng cáo cho mỗi 1.000 lượt xem)

* CPC viết tắt của "Cost Per Click": Giá tiền trả theo mỗi lần khán giả thấy hấp dẫn đủ để xem và click vào quảng cáo tới trang gốc giới thiệu sản phẩm. Đây là hình thức có mặt lâu đời hơn CPM.

Trên cùng một kênh, có thể được áp dụng song song CPM và CPC tùy video cũng như chủ đề hợp tác của YouTube với các thương hiệu, sau cùng sẽ tổng hợp lại để chia lợi nhuận cho chủ kênh. Mức CPM và CPC dao động khác nhau ở từng quốc gia, từng khu vực, từng chủ đề và nội dung liên quan tới video.

Công thức tính của á trị tổng của chiến dịch quảng cáo/số lần click

Ví dụ: Khi nhà quảng cáo mua 600.000 lượt truy cập với CPM 40.000 đồng, cuối cùng nhà quảng cáo sẽ phải trả 24 triệu đồng cho toàn bộ chiến dịch. Với quảng cáo CPC, các nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho các lượt truy cập thực tế vào trang web của họ. bạn có thể đồng ý với 200 đồng /CPC.

* RPM là viết tắt của "revenue per thousand impressions" - "Doanh thu mỗi 1.000 lượt hiển thị". Đây là chỉ số biểu thị số tiền tổng doanh thu thực tế của người làm nội dung (từ cả quảng cáo và các hình thức khác) sau khi YouTube đã chiết khấu.

45% tổng số tiền quảng cáo sẽ được YouTube giữ, còn lại 55% thuộc về túi tiền chủ kênh. Vì vậy, đừng nghe ai nói về con đường YouTube màu hồng của ai đó vẽ ra ở thời điểm bạn mới học việc ban đầu, vì có thể họ chưa nói cho bạn biết nửa số tiền phải chia cho YouTube mà thôi. RPM dựa trên nhiều nguồn doanh thu, bao gồm quảng cáo, tính năng Hội viên, doanh thu từ YouTube Premium.

Công thức tính của (Thu nhập ước tính / Số lần xem trang) x 1.000.

Ví dụ: Giả sử bạn ước tính kiếm được 5 triệu đồng từ 13.000 lần xem trang, RPM quảng cáo của bạn sẽ là (5 triệu đồng /13.000) x 1.,615 đồng. Sau khi trừ đi phần chia sẻ doanh thu với YouTube, bạn sẽ nhận được 2,75 triệu đồng cho 1 ngày.

RPM là thông tin tổng quan về tỷ lệ kiếm tiền hiện tại của bạn trên YouTube. RPM tăng nghĩa là bạn đang kiếm nhiều tiền hơn trên mỗi 1.000 lượt xem, còn RPM giảm nghĩa là bạn đang kiếm ít tiền hơn.

Dù tăng hay giảm thì RPM cũng là một chỉ số hữu ích cho thấy những điểm hiệu quả hoặc kém hiệu quả trong chiến lược của bạn. Khi hiểu về các yếu tố tác động đến RPM, bạn có thể tìm ra cơ hội để cải thiện chiến lược kiếm tiền.

Công thức đơn giản tạm tính số tiền các Youtuber kiếm được từ Youtube như sau:

Tiền kiếm đượố view * CTR * CPC * RPM, trong đó CTR là tỷ lệ click chuột vào quảng cáo (Click-through rate), CPC là giá mỗi lần nhấp chuột (Cost Per Click), RPM là Doanh thu mỗi 1.000 lượt hiển thị (revenue per thousand impressions).

Tại Việt Nam, mức giá mỗi lần nhấp chuột (CPC) theo thống kê trung bình của Google Adsense thuộc top thất nhất thế giới, khoảng 0,03 USD trong khi tại các quốc gia khác con số này có thể là 0,48 USD đối với Úc, 0,227 USD với Anh hoặc Mỹ là 0,25 USD.

Tương tự như vậy, tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo của người dùng Việt cũng không quá 10%, thông thường dao động từ 2-5%.

Lấy ví dụ nếu một kênh có Youtube có % thì với 1 triệu lượt xem, doanh thu ước tính là: 1.000.000 * 1% * 0, USD (khoảng 7 triệu đồng).

Nếu may mắn, kênh có tỷ lệ CTR cao hơn, ví dụ 3% thì số tiền này sẽ rơi vào khoảng 21 triệu đồng.

Trong trường hợp xấu, tỷ lệ CTR rất thấp, cỡ khoảng 0,2% thì số tiền Youtuber nhận về sẽ khoảng 1,4 triệu đồng.

Doanh thu này sau đó sẽ được YouTube giữ lại một phần theo tỷ lệ RPM của kênh và trả phần còn lại cho chủ kênh

Như vậy có thể thấy, đúng như Độ Mixi nhìn nhận, kiếm tiền tỷ Youtube, với mức CPC tại Việt Nam thấp hơn nhiều các quốc gia khác trên thế giới, không phải là câu chuyện dễ dàng. Trong bối cảnh các kênh Youtube mọc lên ngày càng nhiều như hiện nay, các Youtuber sẽ càng khó khăn hơn khi phải đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc chất xám để giữ chân người xem, tăng lượng view và đặc biệt là tăng tỷ lệ người xem click vào quảng cáo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại