Ngày 18/2, khu trục hạm Carney của Hải quân Mỹ, đã vào Biển Đen, nhập hội với tàu khu trục "Ross".
Các phương tiện truyền thông dẫn nguồn tin trong Lầu Năm Góc loan báo rằng Washington tăng cường hiện diện của mình ở Biển Đen "để chống lại đà mở mang thế lực của Nga tại khu vực".
"Tôi cho rằng bản thân những khu trục hạm này trong môi trường xa lạ không phải là mối đe dọa đặc biệt… Hai con tàu sẽ được đặt trên thước ngắm, chính xác là vậy. Nếu họ bộc lộ hành động tiêu cực hoặc khiêu khích, thì tùy thuộc vào mức độ trắng trợn và thiệt hại, họ sẽ lập tức nhận được lời đáp trả đích đáng", Đô đốc Valuev tuyên bố.
Theo lời ông, Hạm đội Biển Đen xác định cái gọi là "đối tượng ưu tiên hàng đầu". Hai tàu khu trục Mỹ ở Biển Đen có thể trở thành những đối tượng như vậy. Tại Sở chỉ huy của Hạm đội luôn luôn hiển thị công việc của tổ hợp hệ thống giám sát trong chế độ thời gian thực tế.
"Có cả theo dõi từ không gian, vệ tinh, định vị, trinh sát chiến thuật, có nghĩa là tất cả, với mỗi tàu chiến, tàu ngầm, và thậm chí cả tầu dân sự đi ngang qua", ông Valuev cho biết.
Chuyên gia đánh giá rằng mục đích của những vị khách tàu chiến Mỹ trong Biển Đen là khiêu khích, làm phân tán lực lượng Nga. "Tất nhiên họ viện dẫn những lý do đẹp đẽ, là gia tăng hiện diện để dành hỗ trợ cho Ukraine.
Trong chừng mực tại Crưm đang mở rộng nhóm quân, cụ thể là tàu ngầm, Mỹ quyết định tăng cường nhóm hải quân đối kháng làm như để trung hòa. Nhưng từ phía Hạm đội Biển Đen không hề tồn tại mối nguy nào đối với Ukraine ", ông Valuev lưu ý.
"Phản ứng cần dựa trên các văn kiện thỏa thuận được đa số nước chấp nhận và phê chuẩn, trong đó có Mỹ.
Chế độ hiện diện của tàu chiến nước ngoài không thuộc vùng Biển Đen mà Mỹ chính là nước không nằm trong vùng biển này đã được quy định trong Công ước Montreux và không được vi phạm, Từ góc độ quan điểm luật biển quốc tế, thực tế hiện diện như trên là vi phạm 100%", chuyên gia - cựu chỉ huy Hải quân nói thêm.