Điều gì sẽ xảy ra sau khi Triều Tiên phóng thành công tên lửa có thể tấn công đến Mỹ?

Việt Hương |

Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa liên lục địa vào 29/9 mới đây.

Các nhà phân tích dự đoán Triều Tiên sẽ lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa phóng từ tàu ngầm; vì vậy, Trung Quốc nên tăng cường quốc phòng.

Theo các nhà phân tích quân sự, Triều Tiên đang có kế hoạch tăng cường các chương trình thử tên lửa, trong đó bao gồm lần thử tên lửa phóng từ tàu ngầm đầu tiên, tiếp theo lần thử thành công tên lửa có tầm bắn đến lãnh thổ của Mỹ.

Hôm thứ Tư (29/11) vừa qua, Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15. Giới quan sát hiện nay cũng dự đoán sẽ có thêm các cuộc phóng thử nữa, trong đó có các tên lửa Pukguksong phiên bản nâng cấp và phóng từ tàu ngầm.

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) dẫn lời Song Zhongping, cựu binh sĩ của lực lượng tên lửa chiến lược của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói rằng, Triều Tiên có khả năng sẽ tiếp tục thực hiện các lần thử tên lửa trên biển và trên đất liền ở khu vực Thái Bình Dương.

Bình Nhưỡng đã thử tên lửa Pukguksong-2 phóng trên đất liền vào tháng Hai và tháng Năm năm nay và đang tiến hành phát triển tên lửa Pukguksong-3 phóng từ tàu ngầm, có tầm bắn hơn 2.000km.

Ông Song, hiện đang là nhà phân tích quân sự của Phoenix TV, nói: “Bình Nhưỡng cũng sẽ tiến hành thường xuyên các cuộc thử tên lửa nhiên liệu rắn thuộc dòng Pukguksong để chứng minh sức mạnh hạt nhân thật sự của quốc gia này. Triều Tiên có thể sẽ thử thêm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-12 và Hwasong-15, được gắn các đầu đạn hạt nhân để thực hiện các cuộc thử hạt nhân trên diện rộng ở Thái Bình Dương”.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi Triều Tiên phóng thành công tên lửa có thể tấn công đến Mỹ? - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un được cho đã từ chối tiến hành cuộc gặp gỡ với Đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh KCNA

Mối đe dọa với Trung Quốc

Antony Wong Dong, nhà phân tích quân sự Macau (Trung Quốc), cho biết loại tên lửa Pukguksong-3 mới này sẽ là mối đe dọa trực tiếp đến Trung Quốc vì chúng được thiết kế phóng từ các hộp kín bảo vệ, điều này khiến đối phương khó xác định và phá hủy trước.

Wong nói: “Tôi nghĩ những bước tiến gần đây trong các vụ thử tên lửa của Triều Tiên sẽ buộc Trung Quốc triển khai các tên lửa đánh chặn HQ-19 tại tỉnh Liêu Ninh”. Ông cũng nói thêm Bắc Kinh đã hoàn thành hệ thống radar dọc biên giới của nước này với Triều Tiên.

Tên lửa Pukguksong-3 được giới thiệu trong cuộc diễu binh lớn nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng ngày 15/4.

Cả tên lửa Pukguksong-2 và 3 được cho rằng có tầm bắn có thể tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ và Nhật Bản tại khu vực (không bao gồm phần lãnh thổ lục địa của Mỹ).

Các chuyên gia về tên lửa cho biết công nghệ phóng tên lửa từ đất liền và từ tàu ngầm có nhiều điểm giống nhau chồng chéo và việc phát triển đồng thời sẽ có lợi cho cả hai.

Zhou Chenming, chuyên gia quân sự Bắc Kinh, cho biết căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên đã khiến chính quyền Bắc Kinh nâng cao cảnh giác.

Ông nói: “Bắc Kinh vẫn cho rằng những căng thẳng bị thúc đẩy bởi các cuộc tập trận chung giữa Mỹ, Hàn Quốc, và Nhật Bản”.

Trung Quốc cũng sẽ tăng cường hợp tác với Mỹ, chia sẻ các thông tin tình báo về hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng như đưa ra các phân tích từ quan điểm phía Trung Quốc để ngăn những nhận định sai lầm do khác biệt văn hóa”.

Cả Song và Wong đều đồng ý rằng lần thử tên lửa Hwasong gần đây cho thấy Triều Tiên có khả năng phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa dựa trên công nghệ tên lửa kế thừa từ Nga và Ukraine.

Song nói những bức ảnh và thông tin khác được Bình Nhưỡng tiết lộ cho thấy tên lửa Hwasong-15 lớn hơn Hwasong-14 nhưng nó cần 50 phút chuẩn bị phóng để đạt đến độ cao và tầm xa hơn hẳn “người anh em” Hwasong-14.

Song nói: “Không còn nghi ngờ trong việc Triều Tiên có thể đạt đến một trình độ đáng kể trong công nghệ tên lửa, nhưng thông tin đó cho thấy lần phóng gần nhất vẫn là một cuộc thử nghiệm mang tính rủi ro cao”.

Tuy nhiên, Song cho hay, Trung Quốc sẽ không thay đổi chính sách lâu dài về không phổ biến vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bằng việc coi Triều Tiên là một “quốc gia hạt nhân”.

Song nói thêm: “Một khi Bắc Kinh cho phép Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân, thì nhiều nước láng giềng khác như Nhật Bản có thể sẽ theo đó mà theo đuổi tính hợp pháp của việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Nó sẽ trở thành mối đe dọa lớn với Trung Quốc”.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un giám sát vụ phóng tên lửa Hwasong-15 ngày 29/11/2017

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại