Điều gì khiến mái nhà trong Tử Cấm Thành luôn luôn sạch bóng dù đã hơn 600 năm tuổi?

Hoàng Hiệp |

Có hai lý do khiến mái nhà trong Tử Cấm Thành luôn sạch sẽ và toát lên vẻ uy nghiêm dù đã qua hơn 600 năm.

Như chúng ta đã biết, Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh là cung điện được hoàng gia sử dụng qua hai triều đại lớn trong lịch sử Trung Quốc. Đây là công trình kiến trúc công trình kiến trúc tráng lệ và được coi là cung điện cổ hoàng gia lớn nhất thế giới còn được bảo tồn tính đến thời điểm hiện tại.

Tử Cấm Thành được bắt đầu xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ tư (1407) dưới triều Minh Thành Tổ. Ban đầu được xây dựa theo kiến trúc cung điện nhà Minh ở Nam Kinh, sau 13 năm thì hoàn thành và trở thành thủ phủ của hai triều đại Minh – Thanh.

Ngày nay nơi đây trở thành di tích lịch sử văn hóa vô giá của Trung Quốc. Đồng thời, chính quyền cũng coi như đây là một bảo tàng khổng lồ lưu giữ nhiều kiến trúc và cổ vật nên Tử Cấm Thành còn coi là Viện bảo tàng Cố Cung.

Khuôn viên Tử Cấm thành được chia làm 2 phần là tiền triều (nơi làm việc, nghị sự, sinh sống của hoàng đế) và hậu cung (nơi ở của các thành viên khác trong hoàng gia), diện tích lên tới 720.000 mét vuông.

Có một điều chúng ta dễ nhận thấy là hầu như tất cả các bức tường trong Tử Cấm Thành đều được sơn màu đỏ, phần mái lại được sơn màu vàng. 

Hơn nữa trong các bức ảnh hay đoạn phim về Tử Cấm Thành thì chúng ta thẩy rằng các mái nhà đều vô cùng sáng bóng và sạch sẽ. Điều gì khiến chúng được như vậy?

Điều gì khiến mái nhà trong Tử Cấm Thành luôn luôn sạch bóng dù đã hơn 600 năm tuổi? - Ảnh 1.

Ít ai biết rằng Tử Cấm Thành chính là "Viện Bảo tàng Cố Cung" (Ảnh: Internet)

Lý do đơn giản nhưng rất bất ngờ

Với công trình có một diện tích lớn, hoành tráng như Tử Cấm Thành, để làm sạch các phần mái nhà bằng sức người hay công nghệ là một điều không hề dễ dàng. Chưa kể toàn bộ kiến trúc ở đây được xem như bảo vật, khó có thể tùy tiện làm sạch thô sơ hay thay thế.

Trước hết, cần biết nguyên nhân lớn nhất có thể gây bẩn hay hư hỏng mái nhà các công trình cổ đại là gì? Thật bất ngờ, "thủ phạm" chính là ... các loài chim. Việc những đàn chim bay trên trời tạo ra một khung cảnh yên bình và nên thơ.

Tuy nhiên, điểm tiêu cực chúng để lại chính ra chất thải của mình. Sẽ không ai hay một công nghệ nào ở thời cổ đại có khả năng tìm kiếm và dọn dẹp được toàn bộ phân chim rơi rớt trên mái của các tòa nhà trong Tử Cấm Thành. Chính những "vị khách" này chứ không phải gió, bụi, mưa, ... khiến cho các mái nhà bị vẩy bẩn nhất.

Vậy làm thế nào mà Tử Cấm Thành vẫn duy trì được phần mái nhà đầy uy nghiêm luôn sạch sẽ và sáng bóng?

Điều gì khiến mái nhà trong Tử Cấm Thành luôn luôn sạch bóng dù đã hơn 600 năm tuổi? - Ảnh 3.

Màu vàng chủ đạo khi quan sát Tử Cấm Thành từ trên cao, không chỉ tượng trưng cho màu của hoàng đế mà còn có tác dụng đuổi các loài động vật gây hại (Ảnh: Internet)

Thứ nhất, không cần con người can thiệp, các dãy mái nhà trong Tử Cấm Thành sẽ có cơ chế "tự vệ". Rất đơn giản, chính vì toàn bộ phần mái của các tòa nhà được sơn vàng.

Về mặt tâm linh, màu vàng tượng trưng cho mệnh Thổ, tức đại diện cho đất đai, người Trung Quốc coi đất đai là nguồn gốc quan trọng của vạn vật trong thiên hạ nên cung điện phải lấy màu vàng làm chủ đạo. Màu vàng cũng tượng trưng cho sự sa hoa, vẻ hào nhoáng của hoàng gia. 

Về mặt khoa học, việc sơn mái nhà màu vàng trên một diện tích quá lớn như vậy sẽ tạo ra sự tương phản với bầu trời xanh. Màu vàng dưới ánh nắng sẽ khiến bất cứ đàn chim nào di cư qua khu vực Tử Cấm Thành đều bị chói mắt, hạn chế khả năng quan sát và mất phương hướng.

Chính vì vậy, Tử Cấm Thành bỗng trở thành khu vực mà các đàn chim ít bay qua, giảm thiểu tối đa việc phân chim làm bẩn khu vực tôn nghiêm của hoàng gia. Nói cách khác, việc sơn mái nhà màu vàng là rất hợp lý về mặt khoa học lẫn văn hóa hay tâm linh.

Thứ hai, loại ngói lát trên nóc các tòa nhà Tử Cấm Thành đương nhiên không chỉ được sản xuất đơn thuần. Cụ thể, chúng được cá thợ làm gạch tráng một lớp men gọi là "men lưu ly", khiến cho đất hay phân chim, phân côn trùng vô cùng khó lưu lại mà sẽ bị trôi đi ngay.

Thiết kế của mái cũng có độ dốc đủ để chất bẩn trôi xuống mà không bị dính trên mái quá lâu, sau đó thì các nô tì có nhiệm vụ dọn sạch những thứ rơi từ trên xuống làm vấy bẩn hoàng cung. 

Thêm vào đó, những người xây dựng có một kiểu thiết kế gọi là "Oanh Bất Lạc Tường Đỉnh" – tạm dịch là các loài chim không thể đậu tới đỉnh.

Kiểu thiết kế hạn chế sự xuất hiện của các loài chim hay động vật khác trên mái nhà. Khi chúng đến thì cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đậu lại mái nhà nào. Hơn nữa, Trong Tử Cấm Thành cũng không có quá nhiều loại cây lớn, tránh tạo điều kiện cho chim hay côn trùng làm tổ.

Còn xung quanh Tử Cấm Thành thì không ai được phép nuôi chim. Đồng thời, với số lượng lớn kẻ hầu người hạ thời xưa thì việc vệ sinh các công trình của Tử Cấm Thành cũng sẽ được giám sát chặt chẽ, đảm bảo nơi tôn nghiêm này luôn giữ được tính thẩm mỹ cao.

Điều gì khiến mái nhà trong Tử Cấm Thành luôn luôn sạch bóng dù đã hơn 600 năm tuổi? - Ảnh 5.

Diện tích lên tới 720.000 mét vuông nhưng Tử Cấm Thành rất ít cây cối (Ảnh: Sohu.com)

Như vậy, chúng ta có thể thấy ngay từ thời xưa người Trung Quốc đã có những tính toán khoa học kết hợp văn hóa không chỉ để tạo nên công trình kỳ vĩ này mà còn phải làm sao giúp nó tự bảo vệ mình trước các yếu tố tác động bên ngoài.

Chính vì vậy mà ngày nay, Tử Cấm Thành vẫn giữ được tính thẩm mỹ rất tuyệt vời dù đã trải qua hơn 600 năm tuổi và biết bao biến cố lịch sử.

Tham khảo: 52SHIJING.COM, CCAIYE.COM, K.SINA.COM.CN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại