Điều gì đã xóa sổ loài vượn lớn nhất từng đi lang thang trên Trái Đất?

ĐỨC KHƯƠNG |

Nghiên cứu mới cho thấy loài vượn lớn nhất từng đi lang thang trên Trái Đất đã không đứng vững trước thử thách của thời gian,chúng đã chết dần khi những đồng loại nhỏ hơn thích nghi với sự thay đổi môi trường.

Cao khoảng ba mét, loài linh trưởng Gigantopithecus blacki (G. blacki) có thể nặng tới 300 kg (660 pound). Tuy nhiên, giống như các loài động vật cỡ lớn khác cùng thời, tầm vóc khổng lồ này khiến G. blacki không được trang bị đầy đủ các cơ chế để thích nghi với những điều kiện ngày càng thay đổi.

Được biết đến với bốn xương hàm và vài nghìn chiếc răng, thời điểm và lý do dẫn đến cái chết cuối cùng của G. blacki cuối cùng đã được tiết lộ sau hàng thập kỷ nghiên cứu.

Điều gì đã xóa sổ loài vượn lớn nhất từng đi lang thang trên Trái Đất?- Ảnh 1.

Loài vượn khổng lồ nặng tới gần 300kg, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại chúng ta mới chỉ phát hiện được một vài mẫu hóa thạch của loài kinh trưởng cổ đại này. Các nhà khảo cổ học tin rằng chúng có thể cao tới gần 4 mét và có thể là tổ tiên của loài đười ươi ngày nay.

"Câu chuyện về G. blacki là một bí ẩn trong cổ sinh vật học - làm thế nào một sinh vật hùng mạnh như vậy lại có thể tuyệt chủng vào thời điểm các loài linh trưởng khác đang thích nghi và sống sót?" nhà cổ sinh vật học Yingqi Zhang từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, người đồng chủ trì nghiên cứu, giải thích.

Để phác họa chi tiết về câu chuyện tuyệt chủng đó, Zhang và các đồng nghiệp đã tái tạo lại môi trường mà G. blacki sống vào khoảng 2 triệu năm trước, khi loài linh trưởng xuất hiện lần đầu tiên trong hồ sơ hóa thạch và môi trường vào cuối kỷ Pleistocene giữa khi nó tuyệt chủng.

Họ đã phân tích hóa thạch và mẫu trầm tích từ 22 hang động ở miền nam Trung Quốc, một nửa trong số đó chứa hài cốt của G. blacki. Tổng hợp lại, những hóa thạch đó đại diện cho bộ sưu tập bằng chứng lớn nhất về G. blacki, trải rộng trên toàn bộ phạm vi sinh sống của loài linh trưởng khổng lồ này trong quá khứ.

Điều gì đã xóa sổ loài vượn lớn nhất từng đi lang thang trên Trái Đất?- Ảnh 2.

Dựa trên các mẫu hóa thạch rằng từng được phát hiện, giới cổ sinh vật học tin rằng loài này có thể đã ăn thực vật, trái cây, hạt và thậm chí có thể là tre. Trong khi hầu hết các loài động vật tiền sử vào thời điểm đó kiếm ăn trong cả rừng và đồng cỏ, thì loài vượn cổ đại này chỉ sinh sống trong một môi trường duy nhất, đó chính là rừng. Và khi diện tích rừng bị thu hẹp, nguồn thức ăn của chúng cũng theo đó mà trở nên khan hiếm và đây cũng chính là lý do khiến cho loài linh trưởng khổng lồ này tuyệt chủng.

Mặc dù hồ sơ hóa thạch không thể cho chúng ta biết rõ ràng lý do tại sao một loài bị tuyệt chủng, nhưng việc xác định chính xác thời điểm một loài biến mất có thể giúp các nhà nghiên cứu thu hẹp phạm vi các giai đoạn thay đổi môi trường và hành vi song song với sự tuyệt chủng của nó.

Nhà địa lý học Kira Westaway của Đại học Macquarie, người đồng chủ trì nghiên cứu với Zhang, cho biết: "Nếu không có niên đại chắc chắn, bạn rất có thể sẽ tìm kiếm manh mối ở sai chỗ".

Zhang, Westaway và các đồng nghiệp ước tính rằng G. blacki đã tuyệt chủng từ 295.000 đến 215.000 năm trước, dựa trên 157 ngày phân tích phóng xạ dựa trên sáu kỹ thuật xác định niên đại khác nhau.

Điều gì đã xóa sổ loài vượn lớn nhất từng đi lang thang trên Trái Đất?- Ảnh 3.

Trên thực tế, phải đến năm 1935, con người hiện đại mới biết đến sự tồn tại loài linh trưởng này. Sau đó, một nhà cổ sinh vật học người Đức tên là Gustav von Koenigswald đã tìm thấy một số răng vượn ở Trung Quốc.

Các phân tích phấn hoa tiết lộ rằng ngay trước và vào thời điểm G. blacki bị tuyệt chủng, các khu rừng ở miền nam Trung Quốc đã chuyển từ những điều kiện môi trường phù hợp với G. blacki, chẳng hạn như rừng rậm với tán rậm rạp, nước dồi dào và nhiều trái cây, sang dạng môi trường khô hơn, cảnh quan có nhiều rừng thưa hơn, đồng cỏ dễ cháy và tính thời vụ tăng lên.

Sự biến đổi khí hậu này là nguyên nhân khiến G. blacki bị tuyệt chủng. Các phân tích từ những mẫu răng hóa thạch cho thấy, so với loài linh trưởng gần nhất được biết đến là đười ươi Trung Quốc (Pongo weidenreichi - P. weidenreichi) cũng đã tuyệt chủng, G. blacki tỏ ra thích nghi kém hơn với sự thay đổi môi trường.

Răng của G. blacki có dấu hiệu căng thẳng mãn tính khi loài này gần tuyệt chủng và chế độ ăn của nó cũng trở nên kém đa dạng hơn khi rừng thưa mở rộng và khô cằn. Số lượng quần thể giảm dần và phạm vi sinh sống của loài G. blacki cũng theo đó mà bị thu hẹp.

Các nhà nghiên cứu viết trong bài báo của họ: "Đây là cái nhìn sâu sắc đầu tiên về hành vi của G. blacki như một loài đang trên bờ vực tuyệt chủng, trái ngược hoàn toàn với P. weidenreichi vốn cho thấy ít căng thẳng hơn nhiều vào thời điểm này".

Điều gì đã xóa sổ loài vượn lớn nhất từng đi lang thang trên Trái Đất?- Ảnh 4.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng không phải G. blacki trở nên dễ bị lộ hoặc bị đe dọa nhiều hơn bởi các loài săn mồi trong các khu rừng thưa mà đúng hơn là loài vượn này phụ thuộc vào trái cây giàu dinh dưỡng - trở nên khan hiếm khi môi trường rừng thay đổi.

Sự thay đổi môi trường này là định mệnh đối với G. blacki, các nhà nghiên cứu cho rằng có rất nhiều điều có thể học được từ câu chuyện của nó về khả năng phục hồi của loài linh trưởng trước sự thay đổi của khí hậu, trong quá khứ và tương lai.

Westaway nói: "Với mối đe dọa về sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu đang rình rập chúng ta, nhu cầu cấp thiết là phải tìm hiểu lý do tại sao các loài bị tuyệt chủng".

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature.

Tham khảo: Nature; Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại