Theo nguồn tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), thực hiện các Chỉ thị, Kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương về đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, năm 2018 lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 155.583 vụ; phát hiện, xử lý 91.867 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước 490,27 tỷ đồng; ước trị giá hàng tịch thu chưa bán trên 92,5 tỷ đồng.
Tổng cục Quản lý thị trường nhận định tình hình vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm vẫn diễn biến phức tạp, tập trung chủ yếu vào nhóm hàng như điện thoại di động, điện tử, điện lạnh, hàng may mặc, dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, , đường cát, rượu, bia...
Hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa có chiều hướng suy giảm, tập trung trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng.
Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ còn được sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa vào tiêu thụ trong nước bằng nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu qua đường tiểu ngạch, nhập lậu, nhất là hàng hóa của các thương hiệu nổi tiếng như Apple, Nike, Adidas, Lacoste, Louis Vuitton, Gucci, Lancome…
Lấy ví dụ với sản phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ, hiện nay điện thoại hàng nhái iPhone của Apple được kinh doanh tràn làn tại Việt Nam với giá chỉ từ vài triệu đồng, kiểu dáng y hệt từ iPhone đời cũ như iPhone 8, iPhone 7 cho đến đời mới hơn như iPhone XS, Xs Max.
Đáng chú ý, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận với thương mại điện tử thông qua việc thành lập các website để khuyến mại, quảng cáo, bán hàng qua mạng.
Đây là kênh phân phối hiện đại và ngày càng phổ biến, do đó nhiều đối tượng đã lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...
Đặc biệt là các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,... được bày bán công khai, tràn lan trên các website thương mại điện tử và trên mạng xã hội gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc phát hiện nơi kinh doanh hoặc kho chứa trữ hàng hóa của các đối tượng này để xử lý.
Theo nguồn tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), thực hiện các Chỉ thị, Kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương về đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, năm 2018 lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 155.583 vụ; phát hiện, xử lý 91.867 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước 490,27 tỷ đồng; ước trị giá hàng tịch thu chưa bán trên 92,5 tỷ đồng.
Tổng cục Quản lý thị trường nhận định tình hình vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm vẫn diễn biến phức tạp, tập trung chủ yếu vào nhóm hàng như điện thoại di động, điện tử, điện lạnh, hàng may mặc, dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, , đường cát, rượu, bia...
Hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa có chiều hướng suy giảm, tập trung trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng.
Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ còn được sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa vào tiêu thụ trong nước bằng nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu qua đường tiểu ngạch, nhập lậu, nhất là hàng hóa của các thương hiệu nổi tiếng như Apple, Nike, Adidas, Lacoste, Louis Vuitton, Gucci, Lancome…
Lấy ví dụ với sản phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ, hiện nay điện thoại hàng nhái iPhone của Apple được kinh doanh tràn làn tại Việt Nam với giá chỉ từ vài triệu đồng, kiểu dáng y hệt từ iPhone đời cũ như iPhone 8, iPhone 7 cho đến đời mới hơn như iPhone XS, Xs Max.
Đáng chú ý, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận với thương mại điện tử thông qua việc thành lập các website để khuyến mại, quảng cáo, bán hàng qua mạng.
Đây là kênh phân phối hiện đại và ngày càng phổ biến, do đó nhiều đối tượng đã lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...
Đặc biệt là các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,... được bày bán công khai, tràn lan trên các website thương mại điện tử và trên mạng xã hội gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc phát hiện nơi kinh doanh hoặc kho chứa trữ hàng hóa của các đối tượng này để xử lý.