Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố

Việt Hùng - Phùng Tiên |

Huyện Bình Chánh (TP.HCM) có dân số lên tới 800.000 người, nhiều hơn 2 tỉnh Bắc Kạn và Lai Châu cộng lại. Huyện đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, sở hữu tới 4/10 khu công nghiệp lớn nhất TP.HCM.

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 1.

Huyện Bình Chánh nằm ở phía tây TP. HCM có dân số 800.000 người vào năm 2020. Đây là huyện đông dân nhất Việt Nam. Đáng chú ý vào năm 2003, 4 đơn vị cấp xã tách ra từ huyện này để trở thành quận Bình Tân. Ngày nay, quận Bình Tân cũng trở thành quận đông dân nhất cả nước với khoảng 800.000 người.

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 2.

Huyện Bình Chánh có diện tích rộng thứ 3 thành phố - 252,56 km2 (sau Cần Giờ và Củ Chi). Theo kế hoạch xây dựng đề án đầu tư các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP. HCM) giai đoạn 2021-2030 của UBND thành phố ban hành hồi tháng 1 vừa qua, trong 5 huyện ngoại thành, Bình Chánh là địa phương đạt nhiều tiêu chí lên quận nhất, đạt 26/30 tiêu chí. Trong ảnh là khu Trung Sơn.

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 3.

Tuy nhiên, huyện Bình Chánh có chủ trương lên thành phố chứ không lên quận. Chia sẻ với báo chí đầu năm 2022, ông Trần Văn Nam, bí thư huyện uỷ Bình Chánh cho biết huyện nằm ở vị trí cửa ngõ, có tốc độ đô thị hoá không đều. Trong khi xã Bình Hưng phát triển nhà cửa nhanh thì xã Bình Lợi lại thuần nông. Nếu huyện phát triển lên thành phố thì sẽ vừa có phường, vừa có xã. Như vậy sẽ phù hợp hơn so với lên quận (toàn bộ đều là phường).

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 4.

Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan vừa yêu cầu các huyện không xin chủ trương lên quận hoặc thành phố vì việc đó thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Và thông tin các huyện xin lên quận hay thành phố sẽ gây sốt đất, dẫn đến khó thu hồi khi dự án thật sự được triển khai. Ông Trần Văn Nam cho rằng việc này không ảnh hưởng đến kế hoạch huyện đã xây dựng trước đó mà chỉ là nhắc nhở để tập trung vào phát triển hạ tầng.

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 5.

Hiện hạ tầng ở Bình Chánh đã khá phát triển với các dự án lớn. Trong ảnh là dự án BOT đường Võ Văn Kiệt dẫn vào cao tốc TP. HCM - Trung Lương (nay là đường Võ Trần Chí) được khởi công từ năm 2015 với tổng chiều dài đoạn đường là 2,7 km, gồm 2 đường song hành 2 bên theo tiêu chuẩn đường đô thị, mỗi đường có một làn xe hỗn hợp và một làn ô tô. Đầu tuyến, nhà đầu tư sẽ hoàn thiện nút giao với quốc lộ 1 - Võ Văn Kiệt theo quy hoạch, còn cuối tuyến sẽ xây mới nút giao Tân Kiên và cầu vượt.

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 6.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng tập trung đầu tư, nâng cấp trục quốc lộ 50 với ngân sách gần 1.500 tỷ đồng; mở rộng quốc lộ 1A chiều dài 2,5 km, lộ giới 120 m với quy mô 3.353 tỷ đồng. Đồng thời, huyện đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tuyến đường giao thông huyết mạch như đại lộ Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh giúp việc di chuyển về trung tâm Quận 1 hay Phú Mỹ Hưng trở nên thuận lợi. Trong ảnh là nút giao đại lộ Nguyễn Văn Linh dẫn lên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 7.

Trong lộ trình lên thành phố, huyện Bình Chánh từng bước đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là hoàn thiện xây dựng Cụm Y tế kỹ thuật cao Tân Kiên với quy mô 74 ha. Hiện tại ở giai đoạn 1, Bệnh viện Nhi đồng thành phố đã được đưa vào vận hành từ năm 2018. Bệnh viện Truyền máu Huyết học cũng đã chính thức hoạt động từ tháng 7/2021. Còn Trung tâm Xét nghiệm y khoa thuộc trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - trung tâm xét nghiệm hiện đại lớn nhất cả nước đã được khởi công xây dựng từ tháng 3/2019.

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 8.

Ngoài ra, trước thực trạng quỹ đất công nghiệp của thành phố đang cạn kiệt, Bình Chánh được đề xuất trở thành trung tâm công nghiệp mới của TP. HCM nhờ quỹ đất sạch và giao thông thuận lợi.

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 9.

Hiện nay, huyện đã sở hữu 4/10 khu công nghiệp có quy mô lớn bậc nhất TP. HCM, gồm: KCN Lê Minh Xuân và Lê Minh Xuân mở rộng (quy mô hơn 800 ha), KCN Phạm Văn Hai (quy mô gần 700 ha, KCN Vĩnh Lộc và Vĩnh Lộc mở rộng (quy mô 500 ha), KCN An Hạ (quy mô hơn 150 ha). Trong ảnh là khu công nghiệp Lê Minh Xuân.

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 10.

Năm 2021, huyện Bình Chánh được phân bổ hơn 15.000 ha đất nông nghiệp tập trung ở 16 xã, thị trấn. Gần 3.000 ha đất đô thị được phân bổ tập trung ở những khu vực đang có tốc độ đô thị hoá cao như là Tân Kiên, Tân Túc, Vĩnh Lộc, Bình Hưng. Ngoài ra, huyện cũng có hơn 1.300 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi sang phi nông nghiệp.

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 11.

Đến nay, huyện chỉ còn giữ lại 6.000 ha đất nông nghiệp và dự kiến đến năm 2025 chỉ còn giữ lại 350 ha đất chuyên trồng lúa tại xã Tân Nhựt để đảm bảo an ninh lương thực.

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 12.

Từ khi có thông tin Bình Chánh chuẩn bị lên quận, các dự án dọc đường Nguyễn Văn Linh được rất nhiều nhà đầu tư săn lùng, giá hiện đã tăng khoảng 30-40 % so với đầu năm 2020.

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 13.

Huyện Bình Chánh còn được nhiều người biết đến khi là nơi thu hút khách du lịch bởi các địa điểm tâm linh, đặc biệt là Chùa Phật Cô Đơn - Bát Bửu Phật Đài (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh). Công trình được xây dựng vào năm 1959 và hoàn thiện vào năm 1961, có kiến trúc hình chữ bát, với chiều cao 3 m. Trên đài là tượng Đức Phật Thích Ca cao 7 m, nặng khoảng 4 tấn do Hội Phật học Nam Việt chủ trương tôn tạo.

Diện mạo huyện đông dân nhất Việt Nam muốn trở thành thành phố - Ảnh 14.

Bản đồ huyện Bình Chánh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại