Dịch bệnh buồn ngủ bí ẩn biến cả triệu người thành ‘tượng sống’ từng gieo kinh hoàng khắp nơi

Mộc Miên |

Qua hàng trăm năm, đến nay, nguồn gốc và phương pháp điều trị bệnh viêm não hôn mê vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học.

Từ năm 1917 - 1928, hàng triệu người đã bị mắc một chứng bệnh vô cùng kỳ lạ. Các nạn nhân - còn sống và có ý thức - nhưng họ ở trạng thái đông cứng không thể giải thích được.

Dịch bệnh buồn ngủ bí ẩn biến cả triệu người thành ‘tượng sống’ từng gieo kinh hoàng khắp nơi - Ảnh 1.

Qua hàng trăm năm, đến nay, nguồn gốc và phương pháp điều trị bệnh viêm não hôn mê vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học. Ảnh: russian7.ru


Những triệu chứng giống như dịch bệnh viêm não lần đầu tiên xuất hiện trên người tại thủ đô London của Anh vào thế kỷ XVII. Tuy nhiên, trong hơn 2 thế kỷ sau đó, căn bệnh này không quay trở lại cho đến mùa đông năm 1916-1917, khi tại thủ đô Vienna của Áo và những thành phố châu Âu khác, mọi người bất ngờ có biểu hiện buồn ngủ.

Một trong những ca bệnh đầu tiên được ghi nhận là ở ngoại ô Verdun (Pháp), nơi căn bệnh này đã hạ gục binh lính của khối Hiệp ước Entente.

Những năm 1920-1921 là giai đoạn dịch bệnh bùng phát dữ dội nhất. Bệnh buồn ngủ lan truyền qua giọt bắn li ti trong không khí, mà tác nhân gây bệnh được cho là một loại virus không xác định.

Có phỏng đoán cho rằng, dịch bệnh này xuất hiện có liên quan đến "dịch cúm Tây Ban Nha" bùng phát trong những năm 1918-1919. Cơ thể người bị suy nhược do dịch cúm gây ra trở thành "con mồi" dễ tấn công đối với chủng virus mới, hoặc bệnh viêm não trở thành biến chứng hậu "dịch cúm Tây Ban Nha".

Các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện khá đột ngột, bắt đầu bằng đau đầu và cảm thấy mệt mỏi, sau đó xuất hiện trạng thái lơ mơ, đôi khi kèm theo mê sảng nhưng bệnh nhân dễ tỉnh giấc. Bệnh có thể dẫn đến tử vong sớm hoặc sau vài tuần; nhưng nó có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng. Điều đáng sợ là căn bệnh này không có các triệu chứng đồng nhất - nó giống như một chứng thủy đậu nhiều đầu, biểu hiện theo những cách khác nhau.

Dịch bệnh buồn ngủ bí ẩn biến cả triệu người thành ‘tượng sống’ từng gieo kinh hoàng khắp nơi - Ảnh 3.

Bệnh viêm não Lethargica hay còn gọi là viêm não Economo, khiến nhiều người tử vong.


Một phần ba số bệnh nhân bệnh ngủ chết trong giai đoạn cấp tính, hôn mê không thể đánh thức hoặc rơi vào trạng thái mất ngủ nặng đến mức không thể bằng cách nào làm cho họ ngủ được, thường kết thúc bằng cái chết trong vòng 10 đến 14 ngày.

Do cảm thấy khó thở nên trong khi ngủ, bệnh nhân thường thực hiện các tư thế khác lạ. Đôi khi mất ngủ đi kèm với sự phấn khích cao liên tục, khiến bệnh nhân trở nên điên cuồng, cả về thể xác lẫn tinh thần.

Những bệnh nhân này ở trong trạng thái phấn khích và vận động không ngừng cho đến khi chết, do hoàn toàn kiệt sức trong 1 tuần hoặc 10 ngày. Tổng số nạn nhân thiệt mạng ước tính khoảng 1,6 triệu người (có tài liệu ghi là 5 triệu, dịch bệnh kéo dài 10 năm), khoảng 20% ​​bệnh nhân sống sót cần được chăm sóc chuyên nghiệp cho đến hết đời; dưới 1/3 số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.

Số ca nhiễm giảm sau năm 1924 nhưng căn bệnh vẫn kéo dài trên toàn cầu đến năm 1940.

Dịch bệnh buồn ngủ bí ẩn biến cả triệu người thành ‘tượng sống’ từng gieo kinh hoàng khắp nơi - Ảnh 5.

Ca bệnh đầu tiên được ghi nhận tại tỉnh Nizhegorod của Nga là vào tháng 3/1921.


Năm 1929, một báo cáo liệt kê khoảng 80 phương pháp điều trị có thể áp dụng đối với bệnh buồn ngủ. Tuy nhiên, các ca bệnh cấp tính không đáp ứng tích cực với những phương pháp này. 1/3 số bệnh nhân tử vong khi bước vào giai đoạn cấp tính. 1/3 số bệnh nhân sống sót mà không phải chịu các triệu chứng dai dẳng và 1/3 còn lại gặp các tác dụng phụ liên quan đến thần kinh.

Đã hơn 100 năm trôi qua kể từ khi ca nhiễm bệnh buồn ngủ đầu tiên được ghi nhận. Nhưng đến nay vẫn còn hàng loạt câu hỏi chưa được làm sáng tỏ, cơ sở vật chất khi xưa không đủ để các bác sĩ và chuyên gia tìm ra nguyên nhân thực sự.

Hiện cũng chưa có khám phá tích cực nào về bệnh buồn ngủ song các nghiên cứu vẫn tiếp tục được thực hiện nhằm xác định xem liệu nó có thể quay trở lại hay không.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại