Theo ông Farley, trong vòng 12 năm tới quân đội Mỹ sẽ vẫn là "tiêu chuẩn vàng" của thế giới. Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Lầu Năm Góc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động chiến đấu, kể cả ở Iraq và Afghanistan.
Ngoài ra, chuyên gia Robert Farley lưu ý, người Mỹ có ngân sách quân sự khổng lồ và đội máy bay không người lái nhiều nhất trên thế giới. Điều đó cho phép họ thu thập thông tin tình báo chính xác và tấn công hiệu quả cao.
Trong khi đó, Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ, Mark Esper cho biết từ sau năm 2028 quân đội Mỹ sẽ có thể giành chiến thắng "trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào".
"Năm 2028, chúng tôi sẵn sàng triển khai quân đội ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, chúng tôi sẽ có thể chiến thắng trong cuộc xung đột đa vùng lớn với bất kỳ đối thủ tiềm năng nào, đồng thời kiềm chế quốc gia khác, và duy trì khả năng chiến đấu chống lại các nhóm vũ trang bất hợp pháp", Mark Esper nói.
Quân đội Nga
Lực lượng vũ trang Nga đã trải qua giai đoạn khó khăn sau khi Liên Xô tan rã. Ông Farley viết rằng nhờ ngân sách hợp lý, quân đội Nga, đặc biệt là các đơn vị đặc nhiệm đã được hồi sinh và bây giờ lực lượng này "có quy mô và trình độ khiến hàng xóm lo ngại".
Theo ông Farley, Quân đội Nga sẽ vẫn là thế lực đáng sợ vào năm 2030, tuy nhiên họ sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng. Tiếp cận công nghệ trong tương lai có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với quân đội Nga".
Ngoài ra, bài viết cũng chỉ ra rằng trong số các nước ở châu Âu, chỉ có Pháp là nước duy trì được lực lượng vũ trang mạnh mẽ.
Ấn Độ, theo tác giả, thua kém các đối thủ cạnh tranh về công nghệ quân sự, nhưng không "hạn chế" mua sắm các loại các loại vũ khí hiện đại của Mỹ, Nga và châu Âu, do đó nước này có thể tiếp cận hầu hết các mẫu vũ khí hiện đại.
Quân đội Trung Quốc đặc biệt là Lục quân thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế, ngoài ra, lực lượng này không được ưu ái như không quân và hải quân được chi ngân sách ít hơn, chuyên gia Robert Farley viết, tuy nhiên ông lưu ý rằng Bắc Kinh lại có "nhân lực thực tế không giới hạn".