Đêm cuối tuần căng thẳng, Tomahawk chờ lệnh: Syria nín thở trước bão lớn?

Tuấn Sơn |

Mỹ đã hạ giọng nhưng vẫn duy trì sự hiện diện quân sự ở Đông Địa Trung Hải, không ai có thể chắc kịch bản can thiệp quân sự vào Syria đã kết thúc. Tomahawk vẫn đang rình rập.

Mọi sự có thể thay đổi sau tuyên bố điều tra của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW). Như vậy, có thể khẳng định rõ "quả chuông chiến tranh" đối với Syria vẫn đang treo lơ lửng.

Khoảng lặng trước bão lớn?

Kể cả sau những tuyên bố hạ giọng của Tổng thống Mỹ Donald Trump và giới chức Mỹ, nhưng với lực lượng quân sự đã triển khai sẵn tại khu vực bờ Đông Địa Trung Hải, Washington vẫn chỉ cần một cái cớ hợp lý để phát động can thiệp quân sự vào Syria.

Giới chuyên gia nhận định, lý do để Mỹ chưa can thiệp quân sự vào Syria đó là sự đồng thuận của đồng minh với cái cớ chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân Syria.

Kể cả sau những tuyên bố cứng rắn của Washington, nhiều quốc gia đồng minh như Đức, Síp, Croatia… đã tuyên bố không sẵn sàng tham gia chiến dịch quân sự của liên quân. Đối với Mỹ và NATO, điều đó có thể coi là thất bại so với các chiến dịch quân sự nhằm vào các quốc gia có tiềm lực quân sự yếu kém hơn như Iraq và Afghanistan.

Đêm cuối tuần căng thẳng, Tomahawk chờ lệnh: Syria nín thở trước bão lớn? - Ảnh 1.

Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Ảnh minh họa.

Mặt khác, có thể thấy rõ, đối đầu với "bé hạt tiêu" Syria với sự hậu thuẫn của Nga và Iran, Mỹ cần thời gian để huy động lực lượng quân sự đủ lớn để đạt được sức mạnh răn đe cần thiết. Điều đó đang đúng ở thời điểm hiện tại, khi Mỹ và đồng minh đang liên tục có động thái tăng cường lực lượng, bất chấp những tuyên bố có vẻ xuống thang của Washington.

Tất cả những động thái có vẻ thâm trầm hiên tại có là khoảng lặng trước khả năng can thiệp quân sự hay không nhiều khả năng phụ thuộc vào kết quả điều tra của OPCW trong vài ngày tới.

Trong quá khứ, từng có tiền lệ, Mỹ và liên quân đơn phương can thiệp quân sự vào Iraq chỉ dựa vào những kết luận của OPCW. Không ai dám chắc, Mỹ có một lần nữa vượt qua "làn ranh đỏ" tại Syria.

Đêm cuối tuần căng thẳng, Tomahawk chờ lệnh: Syria nín thở trước bão lớn? - Ảnh 2.

Phòng không Nga - Syria đã sẵn sàng cho trận đánh lớn nhất trong lịch sử?

Những con bài đối phó của Syria và Nga dần lộ diện

Cùng với những động thái quân sự ráo riết của Mỹ, một trong những động thái răn đe đáp trả của Nga là cuộc tập trận hải quân đang diễn ra ở ngoài khơi Syria. Với cuộc tập trận này, Moscow đã có cớ để lập vùng cấm bay tạm thời và tạo sức ép rõ ràng tới hạm đội Mỹ và đồng minh đang chuẩn bị cho kịch bản can thiệp quân sự tới Syria.

Một trong những con bài khác đó là thông tin trong ngày 13-4 liên quan tới sự biến mất bất ngờ của các đơn vị máy bay chiến lược Tu-95MS và Tu-160 tại các căn cứ thường trú tại Nga. Theo trinh sát vệ tinh của Mỹ và NATO, các đơn vị máy bay ném bom chiến lược này đã rời căn cứ với sự hộ tống của máy bay tiêm kích Su-35.

Không ai có biết sự kiện này có liên quan tới khủng hoảng đang diễn ra tại Syria hay không, nhưng rõ ràng nó đang tạo sự lo ngại của Mỹ và đồng minh trước sự "mất tích" của các máy bay ném bom chiến lược Nga.

Đêm cuối tuần căng thẳng, Tomahawk chờ lệnh: Syria nín thở trước bão lớn? - Ảnh 4.

Máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga được cho là ở sân bay Haneda của Iran.

Cùng với đó, môt thông tin cần chú ý khác liên quan tới khủng hoảng Syria là thông tin chưa được kiểm chứng liên quan tới việc Nga sử dụng căn cứ không quân Haneda của Iran để triển khai các đơn vị tiến công cấp chiến lược cho kịch bản can thiệp quân sự vào Syria.

Từ Haneda, Nga có thể tổ chức các hoạt động thoái lui hay tiến công cấp chiến lược vào lực lượng Mỹ và đồng minh trong kich bản Syria bị can thiệp quân sự.

Theo các nguồn tin địa phương ở Syria, tình hình căng thẳng tại Syria đã dẫn tới tần suất hoạt động tăng bất thường của máy bay vận tải quân sự tới căn cứ Hmeymin, Syria. Thông tin về chúng không được công bố, nhưng không ai biết Nga đang vận chuyển những khí tài quân sự chuẩn bị cho kịch bản Mỹ và liên quân can thiệp quân sự vào Syria hay không.

Một điểm chú ý khác tuy không mới, nhưng nhận được sử chú ý của giới chuyên gia quân sự là động thái Nga chuyển giao 40 tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 cũng như các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E cho Quân đội Syria để tăng cường năng lực phòng không trong kịch bản bị can thiệp quân sự từ Mỹ và đồng minh.

Một vấn đề được đặt ra là, liệu Nga chỉ cung cấp Pantsir-S1 hay còn nhiều khí tài quân sự khác, hay thậm chí là chuyên gia điều khiển các khí tài phòng không hiện có để nâng cao khả năng phòng thủ của Syria.

Kịch bản đơn giản nhất là Nga có thể cung cấp các thiết bị gây nhiễu tín hiệu vệ tinh GPS cầm tay cho Syria, loại thiết bị từng khẳng định được hiệu quả tại Nam Tư và Iraq đã đủ để gây khó khăn cho chiến dịch quân sự tiềm năng của Mỹ và đồng minh.

Tới thời điểm hiện tại, khó có thể nói, Syria đã "an toàn" hay chưa, nhưng nếu muốn can thiệp quân sự vào Syria, giới chức quân sự Mỹ và đồng minh sẽ phải đau đầu hơn nhiều so với các cuộc chiến đã từng tổ chức trước đó tại Iraq, Afghanistan hay Lybia.

Tiêm kích Su-35S của Nga khi hoạt động tại căn cứ Hmeymim, Syria

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại