Đề Văn 'tấm biển treo trước cửa phòng riêng' bị chê phi thực tế, làm 'chạnh lòng' học sinh nghèo, hiệu trưởng lên tiếng

VÂN TRANG, |

Theo dân mạng, đề Văn này vừa không hay, lại có thể tổn thương một bộ phận học sinh đang theo học.

Mới đây, một đề thi Ngữ văn ở trường THPT Hai Bà Trưng (Huế) đã gây nên sự tranh cãi đối với cộng đồng học sinh thích Văn học. Đề bài diễn ra trong kiểm tra giữa kỳ II, với nội dung yêu cầu mở:

"Anh/chị sẽ chọn tấm biển nào để treo trước phòng mình?

A. Đây là vùng lãnh thổ của con, bố mẹ không được vào!

B. Cửa phòng con không khóa. Bố mẹ cứ vào nhé!

C. Trước khi vào, bố mẹ nhớ gõ cửa nhé!.

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) giải thích cho sự lựa chọn của anh/chị".

Đề Văn tấm biển treo trước cửa phòng riêng bị chê phi thực tế, làm chạnh lòng học sinh nghèo, hiệu trưởng lên tiếng - Ảnh 1.

Đề Văn lớp 11 gây tranh cãi (Ảnh: Internet)

Sau khi chia sẻ trong một diễn đàn văn học, đã có rất nhiều ý kiến chê bai đối với đề Văn này. Bên cạnh yếu tố cho rằng trường hợp phi thực tế (có những ngôi nhà ở Việt Nam ba gian, không có phòng riêng...) thì cũng cho rằng đề bài sẽ làm chạnh lòng một bộ phận học sinh thuộc gia đình khó khăn, không có điều kiện sử dụng phòng riêng.

Bạn Thảo Lê bình luận: "Ghi nhận đề ra kiểu 3 đáp án rất hay, nhưng đặt tình huống vô lý quá. Nhiều gia đình không có nhà riêng thì biết quan sát rồi vận dụng thế nào. Thiếu gì trường hợp để ra được đề mở vận dụng tư duy thế này".

Bạn Hồ Danh chia sẻ ý kiến: "Thực ra là có đứa không muốn chọn A - B nhưng lại chọn C để cho dễ viết. Thế nếu không chọn đáp án A - B - C mà thích vẽ hình, viết Tiếng Anh thì sao. Ghi nhận đề có sáng tạo nhưng ra đề chưa thấu đáo".

Đề Văn tấm biển treo trước cửa phòng riêng bị chê phi thực tế, làm chạnh lòng học sinh nghèo, hiệu trưởng lên tiếng - Ảnh 2.

Dân mạng cho rằng đề bài tưởng tượng có phòng riêng sẽ gây chạnh lòng đối với học sinh có điều kiện khó khăn (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến đồng tình với đề bài này. Bởi Văn học cần sự sáng tạo, không phải lúc nào cũng cần đặt trong tình huống thực tế thì mới có thể phân tích và áp dụng được. Bên cạnh đó, các bạn học sinh cũng góp ý ngoài những ý kiến A - B - C, trường học nên cho thêm đáp án D (Khác) để mở rộng suy nghĩ hơn.

Bạn Lydia Vũ cho biết: "Cá nhân mình thấy đây là 1 ý tưởng hay để cho vào đề. Nếu thay các sự lựa chọn bằng 1 câu hỏi mở, để học sinh tự viết nội dung trên biển thì còn gì hay nữa. Như vậy càng kích thích tính sáng tạo của học sinh.

Còn về việc 'chạnh lòng' vì không có phòng riêng thì cũng vô lý. Ngày xưa cũng toàn yêu cầu: 'Hãy tưởng tượng em là con vật nuôi của nhà mình và tả về/kể về...' Con tôi là con người, chẳng lẽ lại bắt đi tưởng tượng? Nên có chê thì cũng chê hợp lý, vì mình thấy rõ ràng nhà trường đang rất cố gắng tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo và có sự tự do chuẩn mực trong Văn học".

Bạn Bảo Nhi cũng đóng góp ý kiến: "Mình thấy đề này chẳng có gì đáng lên án, vì vốn dĩ giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, bộc lộ quan điểm cá nhân. Nếu không có phòng riêng, các em có thể tưởng tượng ra, dù gì mục đích chính của đề vẫn là cách ứng xử với cha mẹ cơ mà.

Mình nghĩ những đề thế này mới nói lên được con người thật sự của mỗi học sinh thông qua suy nghĩ. Chứ không phải khả năng học thuộc, sao chép ý chính trong những tác phẩm có sẵn".

Đề Văn tấm biển treo trước cửa phòng riêng bị chê phi thực tế, làm chạnh lòng học sinh nghèo, hiệu trưởng lên tiếng - Ảnh 3.

Một số khác lại cho rằng đề bài kích thích sự sáng tạo của học sinh (Ảnh minh họa)

Trước những ý kiến trái chiều về đề Văn trong nhà trường, chia sẻ trên báo VnExpress, thầy Ngô Đức Thức (Hiệu trưởng trường THPT Hai Bà Trưng) cho biết: Đã ghi nhận các ý kiến trái chiều. Ban giám hiệu sẽ hội ý với tổ Ngữ văn để làm rõ những động thái "không được chuẩn lắm".

Thầy Thức cũng đặt ngược lại câu hỏi: "Với tôi, đó là một đề hay vì chỉ là tình huống giả định. Một số người nói đề trái đạo lý, tôi nghĩ không chính xác. Cấp Tiểu học có đề Văn kể chuyện về người mẹ, vậy những cháu bị mẹ bỏ rơi có bị xúc phạm không?".

Còn bạn, bạn thấy sao về đề Ngữ văn này?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại