"Đệ nhất nọc độc" của giới tự nhiên: Nọc của rắn hổ mang cũng chẳng thấm vào đâu!

Hoa Hướng Dương |

Nhìn sinh vật độc nhất hành tinh này có vẻ rất hiền lành và vô hại...

Chúng ta thường sợ rắn như một bản năng sinh tồn từ xa xưa. Trong tiềm thức của mỗi người thì rắn có thể gây chết người bởi nọc độc của mình. Thế nhưng nếu so với nọc độc của những loài vật này thì kể cả rắn hổ mang cũng chẳng thấm vào đâu!

Cá nóc

Đầu tiên là cá nóc, loài vật có xương sống độc thứ hai trên thế giới (Tên khoa học: Tetraodontidae), nội tạng (gan, thận) của loài cá này chứa chất độc cực kỳ nguy hiểm có tên tetrodotoxin có thể gây chết người.

Đệ nhất nọc độc của giới tự nhiên: Nọc của rắn hổ mang cũng chẳng thấm vào đâu! - Ảnh 1.

Cá nóc. Ảnh: PxHere

Cụ thể nọc độc của cá nóc mạnh gấp 1.200 lần so với chất độc xyanua (loại chất cực độc mà chỉ cần 50mg – 200mg xyanua hoặc hít phải 0,2% khí xyanua cũng khiến người trưởng thành chết ngay lập tức).

Nọc độc của một con cá nóc có thể giết chết 30 người đàn ông trưởng thành chỉ sau 20 phút đến 24 tiếng sau, chẳng kém gì nọc độc của một con rắn hổ mang chúa (theo “National geographic- King Cobra").

Ếch phi tiêu

Đệ nhất nọc độc của giới tự nhiên: Nọc của rắn hổ mang cũng chẳng thấm vào đâu! - Ảnh 2.

Ếch phi tiêu. Ảnh: Wikimedia Commons

Một trong số những loài độc nhất thế giới chính là một loài ếch bé nhỏ sống trong các khu rừng rậm Trung và Nam Mỹ: Ếch phi tiêu! Có tới 100 loài ếch phi tiêu khác nhau trên thế giới và chúng có màu sắc cũng như hoa văn khác nhau.

Trong đó ếch độc phi tiêu vàng, tên khoa học Phyllobates terribilis, là sinh vật đặc hữu bờ biển Thái Bình Dương của Colombia chính là loài ếch độc nhất. Nọc của chúng có thể giết chết 10 người chỉ sau 3 phút trúng độc.

Ốc nón đá hoa

Đệ nhất nọc độc của giới tự nhiên: Nọc của rắn hổ mang cũng chẳng thấm vào đâu! - Ảnh 3.

Ốc nón. Ảnh: Wiki

Tiếp theo là một loài vật bé nhỏ và có hoa văn đẹp đẽ nhưng lại ẩn chứa nọc độc chết người, ốc nón đá hoa (Tên khoa học: Conus marmoreus), loài ốc biển này chủ yếu sống ở vùng biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Một giọt nọc độc của chúng sẽ khiến 20 người tử vong chỉ sau 4 phút và không có chất kháng độc, nếu tính theo liều lượng gây chết trung bình (LD50) thì loài ốc bé nhỏ này xứng đáng được quán quân nọc độc.

Chỉ cần tiêm 0.001-0.003 mg cho mỗi kg cơ thể nạn nhân đã đủ khiến nạn nhân bị chết. Loài ốc nón đá hoa sử dụng nọc độc để tiêm vào con mồi khiến nạn nhân để khiến thịt hóa lỏng rồi hút vào cơ thể mình.

Quán quân nọc độc: Sứa hộp!

Đệ nhất nọc độc của giới tự nhiên: Nọc của rắn hổ mang cũng chẳng thấm vào đâu! - Ảnh 4.

Sứa biển. Ảnh: TurboSquid

Đến đây, có lẽ bạn đang tự hỏi vậy loài sinh vật độc nhất thế giới tự nhiên là loài nào? Quán quân cho ngôi vị này chính là loài sứa hộp (Tên khoa học: Cubozoa) sống ở các vùng biển nhiệt đới của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nọc độc của loài sứa hộp sẽ khiến nạn nhân chết chỉ sau 5 phút, trước cả khi có thể quay lại bờ, mỗi năm có tới hàng ngàn vụ bị loài sứa cắn ở các ở biển.

Với 15 xúc tu dài tới 3m mỗi bên cùng 5.000 tế bào kim độc ở mỗi xúc tu, nạn nhân sẽ khó lòng thoát khỏi chúng khi bị tấn công dưới nước.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Nationalgeographic, Themysteriousworld

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại