Cách đây khoảng gần 50 năm, khi chàng thanh niên trẻ Kunihiko Tanaka đang làm nghề vận chuyển dấm đến các nhà hàng sushi ở khu vực miền Tây nước Nhật khi ông bất chợt nhận ra cơ hội có thể thay đổi cuộc đời mình, theo bài báo mới được Bloomberg đăng tải.
Đó là vào thập niên 1970 và ngành công nghiệp kinh doanh sushi tại Nhật bắt đầu bước vào giai đoạn bùng nổ. Thế nhưng theo ông Tanaka, cách thức hoạt động của các chuỗi kinh doanh sushi còn rất nhiều vấn đề.
Khi đó, các đầu bếp làm chủ cả nhà hàng trong khi kiểm soát chất lượng không tốt. Với cùng một món ăn, họ tính giá khác nhau với từng người, giá cả trong khi đó lại quá đắt với người tiêu dùng bình thường.
Ông Tanaka vì vậy quyết định thành lập chuỗi cửa hàng kinh doanh sushi của riêng mình. Thế nhưng ông ấy sẽ làm mọi việc theo cách của riêng mình.
Ông vay mượn khoảng 26 nghìn USD và mở nhà hàng đầu tiên vào năm 1977, và như vậy chính thức dọn đường để thành lập tập đoàn Kura sau này vào năm 1995. Công ty áp dụng nhiều công nghệ hiện đại để giúp cho sushi trở thành món ăn phục vụ đại chúng.
Kura hiện đang là doanh nghiệp sở hữu chuỗi sushi băng chuyền lớn thứ 2 tại Nhật, sushi được vận chuyển trên băng chuyền. Giá trị vốn hóa thị trường của Kura hiện được ước tính ở mức 1,2 tỷ USD và hiện hãng đang có hàng trăm nhà hàng trên khắp nước Nhật.
Trả lời phỏng vấn của Bloomberg, ông Tanaka nói: “Tôi tin rằng sushi băng chuyền sẽ giúp cho ngành kinh doanh sushi phát triển không ngừng, và tôi đã đúng”.
Các nhà hàng sushi của Kura được tổ chức theo cung cách rất bình dân, khác hoàn toàn với quan niệm làm sushi là một nghệ thuật để đời.
Chuỗi nhà hàng sử dụng robot trong bếp để làm sushi thay cho việc thuê đầu bếp làm sushi bằng tay, sau đó sushi được cho lên máng trượt trên băng chuyền rồi sushi được chuyển đến cho thực khách.
Kura cũng khác các chuỗi kinh doanh sushi khác bởi hãng từ chối sử dụng phụ gia hoặc chất bảo quản trong thực phẩm bán ra.
Trong một nhà hàng sushi thông thường, người ta sẽ dùng dấm để ủ gạo và dùng dầu đậu nành cũng như mù tạt tạo vị cho sushi, thế nhưng trong nhà hàng của Kura, những gia vị trên được loại bỏ. Cũng chính ông Tanaka cho biết ông từng ăn nhiều bữa tại nhà hàng của mình.
Các đĩa sushi sẽ chỉ được ở trên băng chuyền một khoảng thời gian sau đó sẽ bị vứt bỏ nếu khách không lấy
Sushi bán trong nhà hàng của ông có giá rẻ, thường chỉ khoảng 108 yên, tương đương 95 cent, một mức giá không thay đổi suốt nhiều thập kỷ trong khi nhiều công ty đối thủ tăng giá.
Theo ông Tanaka, ông giữ giá thấp thông qua các biện pháp kiểm soát giá cả chặt chẽ, đồng thời tự động hóa quá trình rửa bát.
Các đĩa sushi khi thực khách dùng xong sẽ được chuyển từ bàn của khách đến thẳng máy rửa bát đồng thời, thông tin về số lượng đĩa khách ăn tại mỗi bàn được chuyển ngay đến quầy thu ngân để tính tiền. Như vậy, công ty cũng không cần phải tuyển quá nhiều phục vụ bàn.
Công ty Kura hiện sở hữu 31 bằng sáng chế nhờ những phát minh mà công ty này đã có được trong hệ thống nhà hàng đặc biệt này. Phát minh đang quan tâm nhất chính là Sendo-kun – đó là miếng úp hình vòm phía trên đĩa sushi trên băng chuyền.
Đĩa này sẽ trượt mở khi khách nâng đĩa lên. Bằng cách đó, thực khách và đầu bếp không bao giờ chạm đến phần trên của đĩa sushi để ngăn khả năng lây nhiễm khuẩn.
Không chỉ vậy, đĩa sushi trên băng chuyền còn gắn cả chip để giúp cho Kura theo dõi xem chiếc đĩa sushi đó đã ở trên băng chuyền được bao nhiêu lâu.
Công ty Kura hiện đang có 420 nhà hàng tại Nhật, 19 nhà hàng tại Mỹ và 15 nhà hàng tại Đài Loan. Cổ phiếu của Kura đã tăng hơn 4 lân kể từ đầu năm 2014, chạm kỷ lục vào tháng 5/2018 cùng với sự tăng điểm nói chung của thị trường.