Thực tế, mỗi người đều có 2 bản tính: Phản ứng nguyên thủy và lý trí. Phản ứng nguyên thủy hay còn gọi là cảm tính. Đó là trạng thái, cảm xúc nguyên bản nhất của con người. Chẳng hạn chúng ta khao khát sở hữu những món đồ yêu thích hay bản năng tìm đồ ăn khi cơ thể cảm thấy đói. Phản ứng nguyên thủy là loại thỏa mãn tức thời.
Bản tính thứ hai là lý trí. Nó giúp chúng ta phân tích vấn đề một cách hợp lý, kiềm chế những cảm xúc nguyên thủy để xây dựng kế hoạch, mục tiêu một cách rõ ràng. Lý trí sẽ giúp chúng ta tự chủ trong mọi việc. Sự tự chủ, kiểm soát cảm xúc tốt phần lớn quyết định sự thành công của một người.
Ngược lại, những người không có khả năng tự chủ, kiểm soát cảm xúc kém thường khó đạt được thành công. Bởi họ sống thiên về cảm xúc, hành động theo bản năng mà không có mục đích cụ thể.
Những người không có khả năng tự chủ, kiểm soát cảm xúc kém thường khó đạt được thành công. (Ảnh minh họa)
Chẳng hạn việc một đứa trẻ nghiện chơi game sẽ dành hàng giờ đồng hồ ngồi trước máy tính mà không mệt mỏi, dẫn đến bỏ bê việc học. Không quá khi nói rằng sự tự chủ, kiểm soát tốt là tính cách rất quan trọng, góp phần quyết định thành công sau này của một người. Chính vì vậy, khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần chú ý rèn luyện cho trẻ tính cách này.
Ngoài việc tăng cơ hội thành công trong tương lai, một người có tính tự chủ, biết kiểm soát cảm xúc còn tránh được các vấn đề sau:
1. Trẻ luôn sống trong cảm xúc tồi tệ
Nếu không tự chủ được tinh thần, khả năng quản lý cảm xúc kém thì trẻ sẽ luôn trong trạng thái buồn bã, muộn phiền, mất bình bĩnh. Trẻ không biết cách thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực và khó nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Những đứa trẻ luôn sống trong cảm xúc tồi tệ thường khó đạt được thành tựu trong học tập cũng như trong công việc sau này. Hơn nữa, đa số mọi người không muốn kết bạn với người có cảm xúc bất ổn.
Nếu cha mẹ thấy con gặp vấn đề trong việc kiểm soát cảm xúc hãy giúp con sửa đổi càng sớm càng tốt. Hãy dành nhiều thời gian bên con, tháo gỡ những khúc mắc con gặp phải. Cha mẹ cũng có thể hướng con đến một số hoạt động giúp kiểm soát cảm xúc như: Chơi thể thao, học các môn nghệ thuật, đọc sách, nghe nhạc,…
2. Trẻ duy trì thói quen trì hoãn
Ngoài việc không kiểm soát được cảm xúc thì sự trì hoãn sẽ hủy hoại tương lai. Chẳng hạn như nhiều cha mẹ thường "nóng mặt" khi dạy con học bài. Bởi trẻ mất tập trung, trì hoãn hoàn thành bài về nhà.
Trước tình hình trên, cha mẹ cần kiên nhẫn tạo hứng thú cho trẻ, dạy trẻ cách lên kế hoạch và sắp xếp thời gian học tập khoa học. Cuối cùng, cha mẹ cần khuyến khích trẻ xây dựng mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn. Khi trẻ đạt được những mục tiêu nhỏ, trẻ sẽ cảm thấy phấn khởi, tự tin và có thêm quyết tâm chinh phục các mục tiêu lớn.
Trì hoãn là một thói quen xấu. Vì thế, nếu thấy trẻ có những biểu hiện của sự trì hoãn, cha mẹ cần kịp thời giúp trẻ sửa đổi. Chắc chắn nếu nhận được sự giúp đỡ sớm, trẻ có thể xây dựng được cho mình những kế hoạch rõ ràng, nhờ đó tăng cơ hội thành công.
Sự trì hoãn là thói quen xấu giúp trẻ khó đạt được thành công. (Ảnh minh họa)
3. Trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp
Việc trẻ không làm chủ được cảm xúc, thiếu tính tự chủ sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt kỹ năng giao tiếp. Trẻ trở thàng người sống khép kín, thờ ơ với mọi người, thậm chí là trở nên vô cảm. Nếu tình trạng kéo dài có thể khiến trẻ bị bạn bè cô lập, bắt nạt.
Vì vậy, cha mẹ nên chú ý đến những mối quan hệ xung quanh con mình. Hãy hướng dẫn con kết bạn đúng cách, có cho mình những người bạn thân. Điều này giúp trẻ trở nên hòa đồng, được mọi người yêu quý và cải thiện kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống.
Học cách tự chủ, kiểm soát tốt cảm xúc là chìa khóa vàng giúp trẻ đạt được những thành tựu trong học tập cũng như trong cuộc sống.