Đối với một số dự án như tàu sân bay khổng lồ Admiral Kuznetsov, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat, tên lửa hành trình hạt nhân Burevestnik…, thông tin về chi phí của chúng được Nga bảo mật rất cao.
1. Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei đề án 955
Quân đội Nga đã chi 713 triệu USD cho mỗi tàu ngầm lớp Borei. Tuy nhiên, khi Bộ Quốc phòng Nga ký hợp đồng đóng tàu vào năm 2011, con số này còn hơn gấp đôi – 1,4 tỷ USD.
Tàu ngầm Vladimir Monomakh (lớp Borei) tại căn cứ thường trực ở Vilyuchinsk, Kamchatka (Ảnh: Sputnik)
Đề án 955 là bước tiến mới của Nga trong chương trình phát triển lực lượng răn đe hạt nhân. Với vũ khí chủ lực là ICBM Bulava, các tàu ngầm lớp Borei sẽ góp phần bảo vệ vùng biển của Nga ở Bắc Băng Dương.
Mỗi tàu ngầm lớp Borei có lượng tiếng ồn sản sinh thấp hơn gần 5 lần so với các mẫu tàu ngầm thế hệ trước. Điều đó cho phép chúng qua mặt các phương tiện săn ngầm của đối phương.
Đặc biệt, đây là tàu ngầm duy nhất của Nga có khả năng vừa đi xuyên băng, vừa bắn tên lửa đạn đạo.
2. Hệ thống phòng không S-400 Triumf
Ấn Độ đã gia nhập vào danh sách khách hàng của hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất. Theo thông tin được công bố, New Delhi đã chi 5,5 tỷ USD để mua 5 trung đoàn S-400 (đã bao gồm chi phí dành cho trạm radar, trạm chỉ huy và các xe hỗ trợ…)
Hệ thống phòng không S-400. Ảnh: Daily Star
Được phát triển từ những năm 90 của thế kỷ XX, hệ thống phòng không S-400 Triumf do tập đoàn Almaz-Antey (Nga) phát triển là phiên bản mới và hiện đại nhất trong gia đình S-300.
S-400 sở hữu nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội so với phiên bản S-300PMU2 (phiên bản hiện đại nhất của S-300).
Nó được trang bị các radar mạnh mẽ hơn và đặc biệt là sử dụng 3 loại tên lửa đánh chặn, trong đó có tên lửa 40N6 với tầm bắn tối đa lên đến 400km, tên lửa tầm xa 48N6 với tầm bắn lên đến 250km và tên lửa tầm trung 9M96 với tầm bắn 120km.
Nhờ sở hữu nhiều tính năng ưu việt nên S-400 được xếp vào top các hệ thống phòng không tốt nhất trên thế giới.
3. Máy bay chiến đấu Su-35S
Viktor Litovkin, chuyên gia phân tích quân sự của hãng thông tấn TASS, cho biết mỗi máy bay chiến đấu Su-35S xuất khẩu ra nước ngoài sẽ có giá khoảng 70 triệu USD.
Máy bay chiến đấu Su-35S. Ảnh: Sino Defence Forum
Đây là tiêm kích thế hệ 4++ được trang bị một số công nghệ hàng không tiên tiến dành cho máy bay thế hệ thứ 5, cung cấp khả năng chiến đấu tốt hơn so với các chiến đấu cơ cùng thế hệ.
Su-35S có thể tấn công các mục tiêu trên bộ/không/biển mà không cần tiến vào vùng phòng không của đối phương và có khả năng kháng nhiễu cao.
Các tiêm kích Su-35 đã chứng minh khả năng của mình khi được triển khai tại Syria.
Khi nhắc đến Su-35, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov đã tự hào tuyên bố: "Một đối thủ bất khả chiến bại trên không".
Phát biểu trước báo giới khi tới thăm Nhà máy sản xuất máy bay Gagarin Komsomolsk-on-Amur, ông Borisov nhấn mạnh:
"Tôi tin rằng đây là một trong những tiêm kích tấn công tầm ngắn tốt nhất thế giới. Su-35 là thứ 2 thì không ai giữ vị trí thứ nhất trên bầu trời. Các phi công Su-35 đã chứng minh sự tuyệt vời của loại tiêm kích này trong cuộc chiến Syria. Tương lai của Su-35 vô cùng sáng lạn".
Chiến đấu cơ siêu cơ động Su-35S