Đặt nỗ lực trừng phạt ở phía sau: Phương Tây cần một mặt hàng quan trọng của Nga

Duy Anh |

Ngay sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Mỹ và Châu Âu đã nhanh chóng gây áp lực lên hoạt động xuất khẩu dầu của Moscow.

Tuy nhiên, đối với mặt hàng năng lượng nguyên tử, Tập đoàn Rosatom vẫn là nguồn cung cấp nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Công ty này hiện cung cấp khoảng một nửa nhu cầu toàn cầu về uranium đã được làm giàu. Các quốc gia phương Tây đang chạy đua để khôi phục năng lực xử lý của chính họ, nhưng tiến độ còn chậm.

Nhiên liệu hạt nhân được tạo ra như thế nào?

Các nhà máy hạt nhân sẽ chạy bằng uranium - một nguyên tố tương đối phổ biến, có tính phóng xạ tự nhiên. Tuy nhiên, quặng uranium cần phải trải qua một quy trình lớn về khai thác công nghiệp trước khi có thể được sử dụng trong lò phản ứng. Nguyên tố này cần được khai thác, nghiền và chuyển thành dạng khí.

Sau đó, các cơ sở làm giàu uranium sẽ tách riêng các đồng vị chiếm khoảng 0,7% trong kim loại này, biến chúng thành dạng bột có thể được chế tạo chính xác thành các thanh nhiên liệu bỏ trong lò phản ứng.

Bởi các nguyên liệu và quy trình của quá trình này tương tự như cách sản xuất vũ khí hạt nhân nên chi tiết của quá trình sản xuất nhiên liệu hạt nhân là một trong những bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt.

Đặt nỗ lực trừng phạt ở phía sau: Phương Tây cần một mặt hàng quan trọng của Nga - Ảnh 1.

Tập đoàn Rosatom

Tại sao Nga lại chiếm ưu thế trong ngành này?

Không giống như các công ty phương Tây trong lĩnh vực kinh doanh hạt nhân, Rosatom tham gia vào mọi khâu của chuỗi cung ứng, từ khai thác quặng đến làm giàu và phân phối nhiên liệu. Công ty này vừa là biểu hiện của sức mạnh địa chính trị của Điện Kremlin vừa là một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận. Cam kết cấp nhà nước đó đã mang lại lợi ích cho Nga.

Khi các nhà đầu tư quốc tế quay lưng với năng lượng hạt nhân sau vụ tai nạn Fukushima năm 2011, một số công ty phương Tây tham gia vào chu trình nhiên liệu, bao gồm Areva SA ở Pháp, US Enrichment Co. và Westinghouse Electric Co., đã phá sản.

Nga đã vào cuộc, xây dựng thị phần không chỉ giữa các lò phản ứng hạt nhân hiện có trên thế giới mà còn bằng cách cung cấp tài chính cho các dự án mới ở nước ngoài. Ngày nay, 330.000 công nhân của Rosatom cung cấp các bộ phận nhiên liệu trong lò phản ứng cũ ở Đông Âu và Nga, đồng thời đang xây dựng 33 tổ máy điện mới tại 10 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ ký kết các hợp đồng nhiên liệu trong nhiều thập kỷ tới.

Đặt nỗ lực trừng phạt ở phía sau: Phương Tây cần một mặt hàng quan trọng của Nga - Ảnh 2.

Lễ hạ thủy tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Ural vào tháng 5 /2019. Ảnh: Rosatom

Nước nào phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng hạt nhân?

Các nước Liên Xô cũ ở Đông Âu tiếp tục vận hành hàng chục lò phản ứng, được gọi là VVER và được xây từ thời Chiến tranh Lạnh. Hầu hết các tổ máy cũ này đều sử dụng nhiên liệu từ Rosatom. Tổ máy vẫn đang hoạt động và tạo ra lượng điện lớn.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc có rất ít động lực cho các công ty mới tham gia và cạnh tranh với Nga ở thị trường này. Tổng cộng, Nga đáp ứng khoảng 30% nhu cầu uranium đã được làm giàu của Liên minh châu Âu.

Làm gì để giảm phụ thuộc vào Nga?

Tính dễ bị tổn thương về kinh tế ở cả 2 bờ Đại Tây Dương đang thúc đẩy sự hợp tác chưa từng có trong việc khởi động tại chu trình về nhiên liệu hạt nhân. Mỹ và Canada vào tháng 3 đã cam kết cùng nhau xây dựng lại năng lực ngành này ở Bắc Mỹ.

Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản và Pháp đã ký một thỏa thuận riêng nhằm phát triển “chuỗi cung ứng chung để thoát phụ thuộc Nga”. Quốc hội Mỹ đang xem xét các giới hạn trong nước đối với việc nhập khẩu uranium của Nga và khuyến khích đầu tư để thu hút các nhà cung cấp mới.

Các nhà sản xuất nhiên liệu châu Âu bao gồm Urenco Ltd. và Orano SA cũng đang đầu tư vào dự án mới, bao gồm cả ở Mỹ, để giảm phụ thuộc. Các nhà điều hành trong ngành cho rằng sẽ mất khoảng 5 năm để hoàn thành việc xoay trục khỏi Moscow.

Nga phản ứng thế nào?

Trong năm sau chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine, Rosatom đã tăng xuất khẩu hơn 1/5, đồng thời ký kết các thỏa thuận mới tại các thị trường mới nổi.

Rosatom khẳng định với khách hàng rằng, trong khi các nước phương Tây còn đang sở hữu các phần rời rạc của chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân, thì không một quốc gia nào có thể cạnh tranh với họ. Tuy nhiên, Rosatom cũng nhận thức được các rủi ro và sẽ "bảo vệ lợi ích của mình" bằng cách cung cấp cho các quốc gia giải pháp tốt nhất.

Theo: Bloomberg

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại