Danh ca dám gọi Mr Đàm là Đàm Vĩnh Biệt, nói Dương Triệu Vũ hỗn hào có tầm ảnh hưởng ra sao?

Long Phạm |

Tầm ảnh hưởng của danh ca Phương Dung lớn tới mức, cô được mệnh danh là "Nhạn Trắng Gò Công" và xếp chung hàng với nhiều tượng đài như Thanh Thúy, Chế Linh...

Thời gian qua, dư luận đổ dồn sự chú ý vào danh ca Phương Dung khi vướng vào vụ lùm xùm với Đàm Vĩnh Hưng và Dương Triệu Vũ. Theo đó, Dương Triệu Vũ tố danh ca Phương Dung chấm thi thiên vị.

Danh ca Phương Dung cũng đáp trả lại Dương Triệu Vũ khi nói anh là "hỗn hào và vu khống".

Lời đáp trả này khiến Đàm Vĩnh Hưng Hưng cảm thấy bức xúc nên đã đăng đàn chia sẻ ý kiến của mình. Trong đó, Mr Đàm khẳng định, anh đã hai lần nghe thấy cô gọi mình là "Đàm Vĩnh Biệt".

Qua vụ lùm xùm này, nhiều khán giả đã tự hỏi, danh ca Phương Dung là ai và nổi danh cỡ nào?

Danh ca dám gọi Mr Đàm là Đàm Vĩnh Biệt, nói Dương Triệu Vũ hỗn hào có tầm ảnh hưởng ra sao? - Ảnh 1.

Đàm Vĩnh Hưng, Dương Triệu Vũ và danh ca Phương Dung.

Tượng đài Bolero với mức cát xê cao nhất, nhiều show diễn nhất

Tượng đài Bolero trước 1975 chỉ có vài người, và chắc chắn không thể vắng Phương Dung. Cô từng được xếp vào hàng tứ trụ Bolero (giọng nữ), cùng với Hoàng Oanh, Thanh Thúy, Thanh Tuyền.

Phương Dung sinh năm 1946 tại tỉnh Gò Công (Tiền Giang). Từ nhỏ, cô đã đam mê ca nhạc và dám tự mình đi thi hát, rồi đứng một mình hát giữa khán phòng, giữa biết bao người nổi tiếng, khi chỉ mới 11 tuổi.

Tuy vậy, may mắn không mỉm cười quá sớm với Phương Dung nên cô không được vào sâu. Thời niên thiếu, cô còn phải đi hát lót ở các phòng trà và nhạc hội. Nhưng cô không hề nản chí mà vẫn tự rèn luyện về thanh nhạc và văn hóa để nâng cao tri thức của bản thân.

Nhờ giọng hát truyền cảm về nền tảng văn hóa sâu dày của mình, Phương Dung đã được nhiều nhạc sĩ, chủ hãng đĩa chú và mời đi hát, thu âm. Thời gian đầu, cô trình bày những tác phẩm nhạc tiền chiến của Văn Cao, Phạm Đình Chương…

Mãi sau này, để phục vụ thị hiếu khán giả và yêu cầu của hãng đĩa, Phương Dung mới chuyển sang hát nhạc trữ tình, Bolero và gặt hái được nhiều thành công lớn. Cô có rất nhiều bài hit lớn và các băng nhạc thì bán rất chạy.

Thậm chí, hãng đĩa Sóng Nhạc của ông Lê Tất Oanh đã mời Phương Dung ký một hợp đồng độc quyền với giá nửa triệu đồng vào năm 1964 (mức giá rất cao tại thời điểm đó). Hãng đĩa còn ưu ái tới mức, mỗi tháng Phương Dung chỉ cần thu thanh 4 nhạc phẩm, dù không có bài để thu vẫn được trả lương.

Danh ca dám gọi Mr Đàm là Đàm Vĩnh Biệt, nói Dương Triệu Vũ hỗn hào có tầm ảnh hưởng ra sao? - Ảnh 3.

Sau đó, Phương Dung còn hợp tác với hàng loạt hãng đĩa khác và đi diễn khắp nơi. Riêng tại Sài Gòn, Phương Dung đã cộng tác liên tiếp trong những năm 65, 66 và 67 - mỗi đêm với 7 phòng trà và vũ trường. Đó là Tự Do, Maxim’s, Olympia, Quốc Tế, Bồng Lai, Paramount và Văn Cảnh. Đó là một thành tích hiếm có ca sĩ nào đạt nổi.

Về danh tiếng của mình, Phương Dung tự ý thức được rằng: "Ngày đó tôi là ca sỹ có nhiều show diễn nhất, nhiều hợp đồng nhất. Chỉ tính riêng các ca khúc mới do tôi thể hiện thì đã có đến hơn 300 ca khúc tôi được trực tiếp các nhạc sỹ nổi tiếng ngày đó lựa chọn để hát đầu tiên" - nguồn Tiền Phong.

Tầm ảnh hưởng của Phương Dung lớn tới mức, cô được mệnh danh là "Nhạn Trắng Gò Công" và xếp chung hàng với nhiều tượng đài như Thanh Thúy, Chế Linh. Cùng với những danh ca Bolero khác, Phương Dung đã góp phần định hình một nền Bolero thuần Việt, đậm tính văn thơ, trữ tình và mang đậm hơi thở dân tộc.

Danh ca dám gọi Mr Đàm là Đàm Vĩnh Biệt, nói Dương Triệu Vũ hỗn hào có tầm ảnh hưởng ra sao? - Ảnh 4.

Danh ca khó tính nhất

Phương Dung coi ca hát là cả một quá trình thấu hiểu và cảm thụ, nên cô đọc rất nhiều. Thời trẻ, cô rất mê văn chương của Nguyễn Tuân, Hồ Biểu Chánh và đọc nhiều tác phẩm văn thơ.

Nhờ đó, Phương Dung luôn có ý thức nghiêm túc và chỉn chu trong việc tiếp nhận tác phẩm và thể hiện nó. Cụ thể như cô tìm hiểu rất kĩ về bối cảnh ra đời ca khúc, tâm tư tình cảm của người nhạc sĩ và trò chuyện hàng giờ với nhạc sĩ về sáng tác đó.

Không chỉ dừng lại ở đó, danh ca Phương Dung còn rất sáng tạo trong cách hát để có thể tìm ra được sự khác biệt riêng cho mình.

Danh ca dám gọi Mr Đàm là Đàm Vĩnh Biệt, nói Dương Triệu Vũ hỗn hào có tầm ảnh hưởng ra sao? - Ảnh 5.

Chẳng hạn, với ca khúc Bến Xuân, Phương Dung đã đưa cái chất Quan họ của đồng bằng Bắc Bộ vào qua những câu đầu tiên "Người ơi người ở đừng về" rồi mới tới "Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, em đến tôi một lần, bao lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến Xuân". Hay, với Đêm tàn bến Ngự, Phương Dung lại đưa Chinh Phụ ngâm vào.

Là thế hệ đầu tiên gây dựng nên Bolero, lại phải nhọc công tìm tòi và nghiêm túc như vậy nên Phương Dung rất khó tính trong việc đưa ra quy chuẩn cho Bolero. Cô nói:

"Bolero không cần nhất thiết phải làm mới. Nếu ‘sáng tạo’ thêm thì chỉ là ở phần hòa âm phối khí. Bolero nếu làm mới quá sẽ bị đánh mất phần linh hồn, nguyên bản của nó. Dù sáng tạo đến mấy, bolero vẫn là bolero, chứ không thể bị pop hóa như một số ca sĩ hát Thành phố buồn như hiện nay" - nguồn Lao Động.

Điều này lí giải vì sao Phương Dung khá khắt khe với thế hệ ca sĩ Bolero sau này như Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên.

Danh ca dám gọi Mr Đàm là Đàm Vĩnh Biệt, nói Dương Triệu Vũ hỗn hào có tầm ảnh hưởng ra sao? - Ảnh 6.

Giọng hát đẹp tựa khói sương của "Nhạn trắng Gò Công"

Phương Dung sở hữu chất giọng full lirico soprano đầy đặn, trữ tình với âm sắc đặc biệt, pha trộn nữ trung và nữ cao.

Khi hát quãng trung, giọng hát của Phương Dung khá dày và to. Cô có thể belt xuống C4 bằng giọng ngực chắc nịch, belt G4 âm đóng sắc, đanh và nhả chữ ngân nga, ngâm âm tiết nỉ non ở G4. Bởi vậy, nhiều người thường nghĩ cô là một mezzo soprano.

Nhưng lợi thế của soprano lại giúp Phương Dung bắt tông khá cao, liên tục ở A4, Bb4 một cách dễ dàng, với nhiều sắc thái, lúc dày lúc mảnh, lúc nặng lúc nhẹ. Cô thậm chí còn nhả chữ chesty trên tận C5, D5 và luyến light mixed ở C5.

Danh ca dám gọi Mr Đàm là Đàm Vĩnh Biệt, nói Dương Triệu Vũ hỗn hào có tầm ảnh hưởng ra sao? - Ảnh 7.

Quãng giọng của Phương Dung trải dài từ E3 – D5 (gần 2 quãng). Khi hát ở quãng trung và cận cao khoảng từ C4-B4, tiếng hát của bà đẹp vô địch. Nó vang sáng lanh lảnh, tạo nên những dư âm khó quên trong tai người nghe.

Là một soprano nên Phương Dung xuống trầm khá mờ và chỉ hạ tới E3. Tuy nhiên, quãng cao của cô lại rất ma mị, nó lả lướt, bay bổng và lơ đãng tựa hương khói.

Điều này có được nhờ khả năng chuyển giọng đặc biệt của Phương Dung, rất đẹp, êm ái và mềm mại. Dù hát chest voice (không phải falsetto hay mixed), nhưng cô vẫn có thể hát nửa giọng (mezza voce) rất êm, ngọt ngào mà không cần dùng tới airy voice.

Đó là lí do vì sao Phương Dung hát Bolero rất ít luyến, thường hát thẳng, tự sự, nhưng vẫn ra chất và mùi mẫn, ngọt ngào. Cô đặc biệt hát rõ lời và tách bạch từng chữ trên bạch thanh.

Danh ca dám gọi Mr Đàm là Đàm Vĩnh Biệt, nói Dương Triệu Vũ hỗn hào có tầm ảnh hưởng ra sao? - Ảnh 8.

Cách nhả chữ của Phương Dung mộc mạc không màu mè, âm thanh tròn vành vạnh không thể bị nhầm lẫn với ai khác. Cách phát âm tròn trịa và không gò bó, vuốt sắc này khiến cho giọng hát phát huy tối đa công lực, âm thanh tạo ra vang vọng và thoải mái.

Phương Dung phát âm một số từ rất riêng. Cô thường cố tình để cái chất chân quê, mộc mạc của mình len lỏi đến từng câu chữ của bài hát.

Ở những chữ "hấp hối", hay chữ "gầy" có âm "â" khác âm "a", Phương Dung phát âm thành ra như "háp hối", "gày" và đẩy khẩu hình tròn để tạo âm thanh vằng vặc theo cách phát âm của người Gò Công hoặc miền Nam nói chung.

Falsetto trên C5, D5 của Phương Dung khá sáng, bay, đúng chất soprano. Cô cũng thường chuyển giọng sang falsetto một cách nhẹ nhàng để làm mềm câu hát.

Chuyến tàu hoàng hôn, Con nhạn trắng gò công - Phương Dung

Ngoài ra, Phương Dung còn biết vận dụng lối hát nảy chữ, đổ hột của dân ca Bắc Bộ vào Bolero, tạo nên màu sắc độc đáo, mang đậm âm hưởng vùng miền. Đây là một nét Bolero thuần Việt mà Phương Dung đã gây dựng.

Phương Dung không dày công trau dồi kỹ thuật cho điêu luyện nhưng vẫn tạo cho mình đẳng cấp riêng. Tiếng hát của bà vang lộng, sang sảng nhưng không quá vững chãi như Hoàng Oanh.

Giọng hát bẩm sinh của Phương Dung là sự kết hợp hoàn hảo để đáp ứng đầy đủ thẩm mỹ nghe nhạc truyền thống của người Việt Nam: Âm thanh vang sáng nhưng phải mềm mại ngọt ngào, lên cao không quá mạnh mẽ.

Tạ từ trong đêm - Phương Dung


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại