Dân làng góp hơn 200.000 đồng cho lập nghiệp, nhiều năm sau cả làng nhận "báo ơn" tiền tỷ, mời bay trực thăng

Kim Linh |

Tuổi thơ khó khăn lớn lên nhờ sự giúp đỡ của làng xóm, đến khi trưởng thành cũng lập nghiệp nhờ sự ủng hộ của dân làng, doanh nhân này đã đền đáp những việc ý nghĩa cho quê hương.

Dân làng góp hơn 200.000 đồng cho lập nghiệp, nhiều năm sau cả làng nhận "báo ơn" tiền tỷ, mời bay trực thăng- Ảnh 1.

Thăng trầm hành trình khởi nghiệp chàng trai nghèo

Trịnh Đại Khánh (Tứ Xuyên, Trung Quốc) sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, trưởng thành từ sự đùm bọc của dân làng. Năm 27 tuổi, sau khi xuất ngũ trở về quê hương, Trịnh Đại Khánh nảy ra ý định đến Tân Cương (Trung Quốc) lập nghiệp nhưng chẳng có đồng nào trong túi để làm chi phí đi lại.

Cha Trịnh Đại Khánh chỉ có thể đưa ông đi khắp các nhà trong làng vay tiền. Sau khi biết ý định của chàng trai trẻ, cả làng gom góp 70 NDT (gần 240.000 đồng) giúp anh rời vùng núi nghèo khó. Trịnh Đại Khánh bắt đầu công việc đầu tiên tại công trường, năm đầu tiên kiếm được hơn 2.000 NDT (khoảng 6,8 triệu đồng) gửi về cho bố trả nợ dân làng và giúp gia đình.

Dân làng góp hơn 200.000 đồng cho lập nghiệp, nhiều năm sau cả làng nhận "báo ơn" tiền tỷ, mời bay trực thăng- Ảnh 2.

Mặc dù tiền từ công việc này đủ để cải thiện cuộc sống nhưng Trịnh Đại Khánh vẫn không hài lòng. Khi rảnh, chàng thanh niên luôn đọc thêm sách về xây dựng vì biết chỉ có kiến thức có thể thay đổi vận mệnh.

Sau một thời gian, Trịnh Đại Khánh lên được vị trí quản đốc, rồi tập hợp công nhân ở công trường và các thanh niên ở quê nhà lại, tự nhận dự án xây dựng. Thế nhưng, họ đen đủi lại bị chủ đầu tư quỵt tiền. Điều này không chỉ khiến Trịnh Đại Khánh mắc nợ mà còn khiến ông khó xử với các công nhân khác, bế tắc đến đường cùng.

Tuy nhiên dân làng và đồng nghiệp theo ông đã chọn tin tưởng, đồng hành và cổ vũ Trịnh Đại Khánh vượt qua thử thách này. Họ trải qua những ngày đằng đẵng chỉ ăn dưa chua, bánh bao hấp rồi chen chúc trong phòng ngủ chật chội, lấy công làm lãi cho những dự án xây dựng đầu tiên.

Cuối cùng Trịnh Đại Khánh cũng nhận được dự án lớn. Đến năm 1995 ông chính thức thành lập tập đoàn Tân Cương Tiandi, từng bước phát triển thành một tập đoàn với 16 công ty con hoạt động trong các lĩnh vực như bất động sản, năng lượng. Doanh nhân này từng nhiều năm nằm trong top 400 người giàu nhất Trung Quốc.

Dân làng góp hơn 200.000 đồng cho lập nghiệp, nhiều năm sau cả làng nhận "báo ơn" tiền tỷ, mời bay trực thăng- Ảnh 3.

Chân dung doanh nhân Trịnh Đại Khánh

Trở về quê hương trả nợ ân tình xưa

Dù đã rất thành công nhưng Trịnh Đại Khánh không hề quên quê hương của mình. Ông liên tục làm từ thiện, cống hiến cho quê nhà và xã hội. Năm 2001, ông quyên góp 7 triệu NDT (28,3 tỷ đồng) cho huyện của mình, xây dựng 75 cây cầu cho toàn quận và tặng nhiều học bổng cho các trường tiểu học.

Doanh nhân này cũng đầu tư 300 NDT (khoảng 1.000 tỷ đồng) để xây dựng nhà máy sản xuất nano silicon ở quê hương, giúp người dân có thêm cơ hội việc làm và phát triển.

Dân làng góp hơn 200.000 đồng cho lập nghiệp, nhiều năm sau cả làng nhận "báo ơn" tiền tỷ, mời bay trực thăng- Ảnh 4.

Ngoài ra, Trịnh Đại Khánh còn thành lập quỹ hưu trí cho những người dân làng đã giúp đỡ ông hồi đó, những người trên 60 tuổi có thể nhận lương hưu hàng tháng từ 150 đến 200 NDT (500.000 - 680.000 đồng). Cho đến nay, ông đã chi hàng chục triệu NDT cho hoạt động này.

Vào dịp Tết Nguyên đán năm 2019, sau 30 năm rời quê lập nghiệp, Trịnh Đại Khánh trở về làng mang theo những thiết bị gia dụng trị giá hơn 3 triệu NDT (khoảng 10,2 tỷ đồng) để tặng cho các hộ dân. Trong nhiều ngày liền, cả làng tổ chức múa hát, ăn mừng hoành tráng.

Dân làng góp hơn 200.000 đồng cho lập nghiệp, nhiều năm sau cả làng nhận "báo ơn" tiền tỷ, mời bay trực thăng- Ảnh 5.

Dân làng góp hơn 200.000 đồng cho lập nghiệp, nhiều năm sau cả làng nhận "báo ơn" tiền tỷ, mời bay trực thăng- Ảnh 6.

Bữa tiệc Tết Nguyên đán do doanh nhân họ Trịnh tổ chức

Ban đầu, doanh nhân Trịnh dự định thuê máy bay cho những người già trong làng đi du lịch. Nhưng xét thấy nhiều người lớn tuổi không thích hợp cho những chuyến đi dài, ông chuyển sang dùng máy bay trực thăng để họ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của làng mình từ trên cao. Trước khi lên máy bay, người đàn ông này cũng bố trí nhân viên y tế chuyên môn kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn bay.

Dân làng góp hơn 200.000 đồng cho lập nghiệp, nhiều năm sau cả làng nhận "báo ơn" tiền tỷ, mời bay trực thăng- Ảnh 7.

Người dân làng trên chuyến trực thăng miễn phí

Trong bữa tiệc, ông Trịnh Đại Khánh còn dành cho những người khi xưa đã giúp đỡ mình một món quà lớn. Ông tặng cho mỗi người những phong bao lì xì có giá trị từ 2.000 NDT (6,8 triệu đồng) đến 60.000 NDT (200 triệu đồng). Theo đại diện lãnh đạo địa phương, tổng số tiền lì xì lên đến 9 triệu NDT (khoảng 30 tỷ đồng).

"Ông ấy giàu có nhưng không quên nguồn cội của mình. Giờ tìm được một người như thế rất hiếm", một người đàn ông họ Lưu cùng làng cho biết.

Theo SCMP, Toutiao

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại