Đám trẻ lên núi nhặt được “thanh sắt gỉ” rồi đem bán, chuyên gia biết chuyện lập tức yêu cầu phong tỏa cả ngọn núi

Ánh Lê |

Hóa ra, “thanh sắt gỉ” mà những đứa trẻ tìm thấy lại chính là di vật văn hóa hàng nghìn năm tuổi của Trung Quốc.

Đám trẻ lên núi nhặt được “thanh sắt gỉ” rồi đem bán, chuyên gia biết chuyện lập tức yêu cầu phong tỏa cả ngọn núi- Ảnh 1.

Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, đã xuất hiện nhiều di tích văn hóa mang dấu ấn thời đại. Chẳng hạn khi nói đến đồ đồng, người ta sẽ nghĩ ngay đến lịch sử của các nước Hạ, Thương và Chu. Trong quá trình nghiên cứu lịch sử ở đất nước tỷ dân, việc bảo vệ đồ đồng luôn là một nội dung hết sức quan trọng.

Vào những năm 1980, một đứa trẻ nông thôn ở Hà Bắc đã phát hiện ra một "thanh sắt gỉ" khi đang chơi trên núi. Sau khi các chuyên gia khảo cổ biết được thông tin này, họ đã quyết định đào toàn bộ ngọn núi nơi tìm thấy thanh kiếm và tiến hành khai quật, cứu hộ các di vật văn hóa ở đó.

Vậy trên ngọn núi này có những di vật văn hóa quan trọng nào? Tại sao các chuyên gia lại chú ý nhiều đến ngọn núi này như vậy?

Theo Sohu, địa điểm nói trên là ngọn núi tại một ngôi làng nhỏ ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Đây cũng là nơi vui chơi hàng ngày của trẻ em trong làng này. Vào những năm 1980, một nhóm trẻ lên núi chơi trốn tìm thì một trong số chúng phát hiện ra một thanh kiếm gỉ "lấp lánh ánh xanh". Vì cho rằng đó là một thanh kiếm sắt, có thể bán lấy tiền nên chúng đã quyết định mang nó về và bán cho người thu mua phế liệu để đổi lấy một ít kẹo.

Đám trẻ lên núi nhặt được “thanh sắt gỉ” rồi đem bán, chuyên gia biết chuyện lập tức yêu cầu phong tỏa cả ngọn núi- Ảnh 2.

Ảnh: Sohu

Khi đó, người thu mua phế liệu này cũng không để ý nhiều đến thanh kiếm trên mà vứt nó trong nhà kho. Tuy nhiên, sự việc xảy ra thời gian sau đó kiến người này vô cùng sửng sốt.

Theo đó, tỉnh Hà Bắc nằm ở trung tâm của nền văn minh Trung Quốc cổ đại nên có rất nhiều di tích văn hóa, sách cổ và lăng mộ. Vì vậy, các nhà khảo cổ học thường xuyên thực hiện nhiều cuộc tìm kiếm các di tích văn hóa trong nhân dân.

Vào tháng 4 năm 1985, một nhóm nhà khảo cổ học đang tiếp tục chuyến đi thu thập những báu vật quốc gia này thì phát hiện ra thanh kiếm nói trên. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đây là thanh kiếm bằng đồng, qua thời gian nó đã gỉ xanh chứ không phải bằng sắt. Hơn nữa vì thấy đây chắc chắn không phải là một món đồ cổ bình thường nên sau một hồi thảo luận, họ cũng quyết định dò hỏi người thu mua phế liệu về lai lịch của nó.

Đám trẻ lên núi nhặt được “thanh sắt gỉ” rồi đem bán, chuyên gia biết chuyện lập tức yêu cầu phong tỏa cả ngọn núi- Ảnh 3.

Ảnh: Sohu

Khi biết được không chỉ những đứa trẻ mà cả người lớn trong làng vẫn thỉnh thoảng nhặt hay đào được những đồ vật tương tự thanh kiếm tại ngọn núi được nhắc đến, các chuyên gia tin chắc rằng địa điểm này rất có thể vẫn còn nhiều di vật hay ngôi mộ cổ còn sót lại nên đã lập tức đến đó để kiểm tra.

Vì tình trạng xói mòn đất trên ngọn núi này rất nghiêm trọng, có thể gây ra thiệt hại lớn cho các ngôi mộ bên dưới nên các chuyên gia đã nhờ cảnh sát và chính quyền phong tỏa khu vực này và tiến hành việc khai quật. Khối lượng công việc khổng lồ đã khiến các nhà khảo cổ mất hơn 3 tháng để có thể “lật tung” và “khoét rỗng” toàn bộ ngọn núi.

Kết quả, họ đã tìm thấy tổng cộng 48 ngôi mộ hàng nghìn năm tuổi và khai quật được một số lượng những món cổ vật bằng đồng. Qua nghiên cứu và đối chiếu với các tài liệu lịch sử, các chuyên gia phát hiện ngọn núi này là tàn tích thuộc về loại hình văn hóa thượng tầng Hạ Gia Điếm, ra đời vào khoảng năm 800 TCN và biến mất vào khoảng năm 300 TCN.

Đám trẻ lên núi nhặt được “thanh sắt gỉ” rồi đem bán, chuyên gia biết chuyện lập tức yêu cầu phong tỏa cả ngọn núi- Ảnh 4.

Ảnh: Sohu

Điểm quan trọng nhất của văn hóa thượng tầng Hạ Gia Điếm là sự tồn tại của nó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu lịch sử Trung Quốc về thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc cũng như thế giới bên ngoài Trung Nguyên.

Cũng theo các chuyên gia, văn hóa thượng tầng này có liên quan gì đến nước Yên - một quốc gia chư hầu ở phía bắc của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ thời kỳ đầu của Tây Chu qua Xuân Thu tới Chiến Quốc. Theo suy đoán của các chuyên gia, một số xung đột đã xảy ra và đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của văn hóa thượng lưu Hạ Gia Điếm.

Kết quả của lần khai quật đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc nghiên cứu của các nhà khảo cổ. Mặc dù nhiều di vật bằng đồng đã bị phá hủy theo thời gian nhưng với số lượng di vật tìm thấy, các chuyên gia vẫn có cơ hội thể tìm hiểu sâu hơn về văn hóa đồ đồng và lịch sử Trung Quốc thời Xuân Thu, Chiến Quốc.

(Theo Sohu)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại