Lý do thứ nhất, như một nghịch lý, là vì Không quân Mỹ vượt trội hơn Không quân Nga.
Sau Chiến tranh thế giới 2, Liên Xô bị tổn thất nặng nề, nền kinh tế và nền công nghiệp quốc phòng gặp vô vàn khó khăn.
Đầu những năm 50, thế giới bước vào Chiến tranh Lạnh và chạy đua vũ trang. Không quân Liên Xô cũng được trang bị nhiều máy bay mới nhưng khả năng tác chiến và trần bay còn thua xa Không quân Mỹ.
Những năm đó, máy bay do thám Mỹ thường xuyên bay trên bầu trời Liên Xô, thậm chí còn bay qua Quảng trường Đỏ trong ngày duyệt binh mà Liên Xô chẳng làm gì được vì những máy bay đó bay ở độ cao hơn 10 km.
Liên Xô cay đắng nhìn máy bay Mỹ "lộng hành" mà chẳng biết làm gì. Không quân thì không bay lên được trần đó mà các loại vũ khí khác cũng không có khả năng.
Các nhà kỹ thuật quân sự Liên Xô phải làm điều gì đó, không lẽ chịu đầu hàng. Họ đã âm thầm chịu đựng mọi thiếu thốn khó khăn, có người còn phải ngồi tù để thiết kế ra hệ thống tên lửa Liên Xô.
Kết quả là vào ngày 1/5/1960, khi toàn dân Liên Xô đang tưng bừng kỷ niệm ngày quốc tế lao động thì máy bay do thám U-2 của Mỹ do phi công Power điều khiển ngạo nghễ bay về hướng Moskva đã bị tên lửa SAM-2 bắn hạ. Đó là thời điểm chấm dứt sự làm mưa làm gió của Không quân Mỹ trên bầu trời Liên Xô.
Xác chiếc U-2 bị Liên Xô bắn hạ. Ảnh: Aerospaceweb
Lý do thứ hai, Liên Xô bị Mỹ bao vây tứ phía, từ Âu sang Á, bằng các căn cứ quân sự trên các nước đồng minh với Mỹ. Máy bay ném bom mang vũ khí hạt nhân của Mỹ có thể tấn công Liên Xô bất cứ lúc nào.
Còn máy bay Liên Xô nếu có mang bom hạt nhân thì cũng chẳng có cách nào đáp trả đòn tương xứng vì khoảng cách từ Liên Xô đến Mỹ rất xa, trong khi thời đó không có khả năng tiếp dầu trên không nên máy bay Liên Xô đành chịu.
Tình hình chính trị cuối những năm 50 đầu những năm 60 hết sức căng thẳng. Phe xã hội chủ nghĩa bị đe doạ thường trực. Một lần nữa các nhà nhà khoa học kỹ quân sự Liên Xô lại phải vào cuộc. Họ phải tìm được thứ vũ khí gì đó ngoài máy bay để có thể đưa đầu đạn hạt nhân vào các mục tiêu trên đất Mỹ và đồng minh.
Đó là lý do cho sự ra đời của tên lửa đạn đạo vượt đại châu. Ngày 4/10/1957, cả thế giới chấn động, nước Mỹ bàng hoàng khi được tin Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên lên vũ trụ.
Sputnik 1 là vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới do Liên bang Xô Viết chế tạo và tên lửa R-7 lần đầu phóng lên quỹ đạo
Thành công này ngoài ý nghĩa mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ cho loài người còn là sự chấm dứt bao vây của Mỹ đối với phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Kể từ đó không có điểm nào trên địa cầu mà tên lửa đạn đạo vượt đại châu không thể tấn công.
Lý do thứ ba, đây là lý do về nhân sự mà ít người biết. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kỹ thuật tên lửa trên toàn thế giới đều kế thừa của phát xít Đức. Mặc dù rất tự hào về thành tựu của mình nhưng người Nga vẫn công nhận như vậy.
Khi chiến tranh gần kết thúc, khoảng 500 nhà khoa học tên lửa Đức do Fon Braun - tổng công trình sư đứng đầu, đã đầu hàng Mỹ và đã được đưa về Mỹ.
Liên Xô thì thu được nhiều tài liệu thiết kế và tên lửa còn chưa sử dụng. Do tình hình cấp bách như đã nêu, các nhà khoa học Liên Xô đã đoàn kết với nhau, học tập kinh nghiệm của Đức và đã rất thành công.
Còn phía bên kia, các nhà khoa học Đức không được hoan nghênh. Các nhà khoa học Mỹ kiêu căng tẩy chay các nhà khoa học Đức, kết quả bị tụt hậu. Chính phủ Mỹ buộc phải xem xét lại và cho hai nhóm nhà khoa học chạy đua. Kết quả là các nhà khoa học Đức thắng và Fon Braun trở thành cha đẻ ngành tên lửa vũ trụ Mỹ.
Lý do thứ tư, các hệ thống tên lửa của Liên Xô và của Nga đã tham chiến nhiều. Đặc biệt oanh liệt nhất là tổ hợp S-75 (SAM 2) đã giao chiến với Không quân Mỹ trên bầu trời Việt Nam và bắn rơi cả pháo đại bay B-52.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao S-75 Dvina (phương Tây gọi là SA-2) được trang bị cho phòng không Việt Nam. Ảnh tư liệu: VTC
Ngoài ra, tên lửa Nga còn tham gia chiến tranh Ả Rập, chiến tranh Iran-Iraq, chiến tranh Nam Tư và nhiều nơi khác trên thế giới, trong đó, các tổ hợp tên lửa SA-6 (Kub/Kravdat) đã nhiều lần khiến Không quân Israel "xanh mặt" và đặt cho chúng biệt danh "ba ngón tay thần chết".
Nhờ liên tục thực chiến ở các khu vực nóng bỏng, Nga đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu, và vì thế, kỹ thuật tên lửa Nga luôn luôn được chú trọng hàng đầu nên vẫn giữ vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.
Uy lực mạnh mẽ của lực lượng phòng không Nga