Trong cuộc trò chuyện với truyền thông Đức hôm 19/9, Đại tá (đã nghỉ hưu) của quân đội Đức Wolfgang Richte đã vạch trần những lời nói thiếu trung thực được truyền thông phương Tây nói về sự thành công của cuộc phản công Kiev đang tiến hành.
"Chúng ta không được quên một điều: bất chấp tất cả các báo cáo về những thành công mà chúng tôi vẫn nghe từ phía Ukraine và phương Tây về những gì đang được nói đến là trận chiến mang tính chiến thuật, những thành công cục bộ, kiểm soát một số khu vực mang tính chiến lược... nhưng sau đó Nga tuyên bố những khu vực đó vẫn nằm trong sự kiểm soát của lực lượng Nga", Đại tá Wolfgang Richter nói.
Chuyên gia quân sự nhấn mạnh, về mặt tổng thể, không có bất kỳ thay đổi đáng kể có lợi nào cho lực lượng Ukraine được quan sát thấy trên thực địa.
"Điều quan trọng là chúng tôi không thấy bất kỳ thay đổi nào trong tình hình chung, tức là các mặt trận có ít chuyển động tích cực theo chiều hướng có lợi cho Ukraine", Richter nói.
Hơn nữa, Richter dự kiến cường độ chiến sự sẽ giảm đáng kể khi điều kiện thời tiết trở nên tồi tệ hơn sau một tháng đến một tháng rưỡi kể từ bây giờ.
Theo đó, cựu chỉ huy Đức dự đoán rằng Ukraine sẽ gần như không thể đạt được bước đột phá.
"Điều đó không có nghĩa là cuộc xung đột sẽ đi vào bế tắc. Tất nhiên, quân đội hai bên sẽ tiếp tục hoạt động nhưng trong điều kiện khó khăn hơn", ông Richter nói và dự đoán tình hình giao tranh trong những tháng tới.
Cuộc phản công sa lầy
Cuộc phản công mùa hè của Ukraine bắt đầu một cách nghiêm túc vào ngày 4 tháng 6, với xe tăng, số lượng lớn binh sĩ, pháo binh, các cuộc tấn công từ trên không mà Kiev có thể huy động được vẫn không thể xuyên thủng được lớp phòng thủ đầu tiên trong 3 lớp phòng thủ Nga thiết lập.
Ông Richter chỉ ra thực tế rằng, các chỉ huy và lãnh đạo Ukraine đã nhận ra sự vô ích của việc triển khai lực lượng hùng hậu mà không có sự yểm trợ trên không chống lại các vị trí phòng thủ của Nga, nhưng họ vẫn tiếp tục phản công.
"Những gì thu được từ đầu cuộc phản công của Kiev đã cho thấy, giới lãnh đạo phương Tây đã đặt hy vọng nhầm chỗ về kết quả cuộc phản công mà họ đang hậu thuẫn", chuyên gia Đức nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước ước tính rằng Ukraine đã mất 71.000 binh sĩ kể từ tháng 6.
"Ngay bây giờ, chúng tôi sẽ không nói liệu đó có phải là thất bại hay không, nhưng không có kết quả rõ ràng nào", ông Putin nói.
Ngoài những tổn thất khủng khiếp về nhân lực, Ukraine còn mất hàng trăm xe tăng, xe bọc thép trong hơn 4 tháng qua, bao gồm hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực do NATO chế tạo như Leopard 1, Leopard 2 và Challenger 2.
Mỹ và các đồng minh đã cam kết viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo hơn 175 tỷ USD cho Ukraine để thúc đẩy nền kinh tế nước này và duy trì cỗ máy chiến tranh tiếp tục hoạt động, trong khi các quan chức phương Tây bao gồm cả người đứng đầu đối ngoại EU Josep Borrell thừa nhận rằng Kiev sẽ chỉ tồn tại tính bằng ngày nếu phương Tây ngừng viện trợ.
Tại Mỹ, ngày càng nhiều thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện tìm cách thách thức nguồn chi tiêu không đáy của chính quyền Mỹ cho Ukraine.
Hôm thứ 19/9, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thông báo rằng ông sẽ không đồng ý hỗ trợ thêm cho Kiev và cho biết ông có câu hỏi dành cho Tổng thống Volodymyr Zelensky, người đã đến Mỹ để gặp ông chủ Nhà trắng và tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.
"Trách nhiệm với số tiền chúng tôi đã đưa ra là gì? Kế hoạch để giành chiến thắng là gì? Tôi nghĩ đó là điều người dân Mỹ muốn biết", McCarthy nói.
Clip pháo nhiệt áp TOS-1A Nga tấn công trong chiến dịch quân sự đặc biệt