“Đại chiến” J-20 và Su-35: Phi cơ nào chiến thắng sẽ quyết định tương lai mua sắm của TQ?

Khang Minh |

Kết quả cuộc “so găng” có thể giúp Trung Quốc làm rõ hơn phương hướng cải tiến J-20 trong tương lai cũng như quyết định xem có cần tiếp tục mua Su-35 của Nga nữa hay không.

Vào mùa Thu hàng năm, Không quân Trung Quốc đều tổ chức cuộc thi mang tính đánh giá về khả năng đối kháng trên không cho lực lượng không quân tiêm kích, trong đó bên chiến thắng sẽ được trao danh hiệu cao nhất: "Mũ Vàng".

Bắt đầu từ năm 2011, đến nay cuộc thi đã diễn ra được 6 lần. Nếu cứ theo định kỳ, cuộc chiến "Mũ Vàng" năm 2017 sẽ được tổ chức vào thời gian tới.

Hai năm qua, Không quân Trung Quốc liên tục trang bị các chiến đấu cơ hiện đại như J-16, Su-35, J-20. Trong sự kiện sắp tới, đáng chú ý nhất chính là cuộc đại chiến giành chiếc "Mũ Vàng" giữa tiêm kích J-20 và Su-35.

Hai máy bay này, một là chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ do Nga chế tạo, loại kia là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 thuộc dòng hiện đại trên thế giới do Trung Quốc nghiên cứu phát triển nội địa.

Trên thực tế, chiến đấu cơ Su-35 mà Trung Quốc mua của Nga là Su-35MB, không phải Su-35 cũ xuất hiện tại Triển lãm Không quân Quốc tế Farnborough năm 1992.

Mặc dù được phát triển từ Su-27, nhưng tính năng công nghệ của Su-35MB hơn hẳn Su-27. Có thể nói, Su-35 là chiến đấu cơ hội tụ công nghệ hàng không tiên tiến của Liên Xô/ Nga.

Tuy không có khả năng tàng hình nhưng lại có ưu thế về khí động học, hệ thống điều khiển bay hoàn toàn mới, radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA) Irbis-E và động cơ 117S có lực đẩy véc tơ và mạnh hơn đại đa số chiến đấu cơ thế hệ 4, giúp Su-35 có thể thách thức cả chiến đấu cơ thế hệ 5.

“Đại chiến” J-20 và Su-35: Phi cơ nào chiến thắng sẽ quyết định tương lai mua sắm của TQ? - Ảnh 1.

Hình ảnh Su-35 bay đến Trung Quốc

Với các ưu điểm vượt trội như khả năng bay cao, truy tìm mục tiêu, tấn công hỏa lực hơn hẳn chiến đấu cơ thế hệ 4, cộng với giá thành tương đối thấp, việc nhập khẩu chiến đấu cơ này đã giúp Trung Quốc bổ sung hiệu quả yêu cầu trang bị đối với máy bay chiến đấu thế hệ 4.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn học hỏi được những ý tưởng cải tiến của Nga từ Su-27 đến Su-35, làm tài liệu tham khảo hữu ích để các công ty liên quan trong nước cải tiến các chiến đấu cơ như J-11 thậm chí cả J-15 và J-16.

So với Su-35, chiến đấu cơ J-20 mà Trung Quốc tự nghiên cứu cũng không thể đánh giá thấp.

Chiến đấu cơ J-20 là một trong những thành quả quan trọng trong phát triển công nghiệp hàng không của Trung Quốc những năm gần đây.

So với chiến đấu cơ thế hệ 4 và phiên bản cải tiến của nó, đặc điểm lớn nhất của J-20 là khả năng tàng hình. Ngoài ra, phi cơ này cũng được trang bị radar mảng pha chủ động hiện đại, công suất lớn, độ tin cậy khá cao, giúp nó có thể phát hiện đối phương từ khoảng cách rất xa.

J-20 còn có khả năng tìm, theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu. Từ phân tích hình ảnh J-20 tại lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân đội Trung Quốc cho thấy, hiện nay phi công của J-20 đã có thể nắm bắt động thái chiến trường và hướng bay của đối phương thông qua hệ thống hiển thị trên mũ.

“Đại chiến” J-20 và Su-35: Phi cơ nào chiến thắng sẽ quyết định tương lai mua sắm của TQ? - Ảnh 2.

Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc trong một lần bay thử nghiệm

Trong cuộc đối kháng "Mũ Vàng" năm 2017 được tổ chức tới đây, phi cơ nào sẽ giành thắng vẫn là một câu hỏi.

Tuy nhiên, trong cuộc "đại chiến" giữa J-20 và Su-35 kết quả không phải là điều quan trọng nhất. Bởi bất luận thế nào, cuộc đấu tay đôi này đều sẽ mang đến cho Trung Quốc những tư duy có lợi đối với hệ thống tác chiến không quân.

Kết quả có thể giúp các nhà nghiên cứu nước này làm rõ hơn phương hướng cải tiến J-20 trong tương lai cũng như ra quyết định xem có cần tiếp tục mua Su-35 của Nga nữa hay không, và nếu phải mua thì ở quy mô như thế nào.

Chiến đấu cơ siêu cơ động Su-35S

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại