Trong lịch sự quân sự thế giới, đại bác Basilica là cái tên mà bất cứ nhà quân sự lẫn sử gia nào cũng phải nhắc đến.
Không chỉ là vũ khí tuyệt tác mà con người từng chế tạo ra vào thế kỷ 13 mà nó còn là vũ khí đã giúp cho đế chế Ottoman đánh hạ thành Constantinople – một trong những tòa thành kiên cố bậc nhất thời bấy giờ - và đặt dấu chấm hết cho đế quốc Byzantine lừng lẫy.
Tuyệt tác vũ khí từng bị Constantinople từ chối
Đại bác Basilica là vũ khí do một kĩ sư người Hungary có tên Urban thiết kế. Người ta không biết nhiều về vị kĩ sư này, nhưng có thể chắc chắn rằng ông rất am hiểu về đại bác.
Theo một số ghi chép, ban đầu Urban đã đến gặp Constantine XI xứ Constantinople để mời chào ông ta bỏ tiền mua thiết kế của mình cũng như chế tạo nó, thế nhưng Constantine XI đã từ chối với lý do cái giá đưa ra quá cao. Và quyết định này đã khiến ông ta phải hối hận.
Sau khi bị Constantine XI từ chối, Urban đã đến diện kiến sultan Mehmed II của đế chế Ottoman. Vị sultan trẻ tuổi và đầy tham vọng đang muốn tấn công Constantinople đã lập tức đồng ý mua thiết kế của Urban.
Qúa trình chế tạo và kích thước khủng của Basilica
Basilica là một vũ khí hạng nặng đúng nghĩa vào thời bấy giờ. Nó có nòng dài hai mươi bày feet, dài hơn đại đa số những khẩu đại bác khi ấy. Kích thước cồng kềnh dẫn đến việc người ta cần phải mất đến ba giờ để nạp đạn cho nó sau mỗi lần bắn. Basilica có khả năng bắn đạn đá sáu trăm cân đi xa hơn một dặm.
Nhờ khả năng bắn đạn đá đi xa, Basilica là khẩu đại bác đầu tiên có thể chọc thủng bức tường bất khả xâm phạm dài 15 dặm nổi tiếng của Constantinople. Khi chiến tranh giữa Ottoman và Byzantine nổ ra, sultan Mehmet II đã đưa Basilica ra chiến trường cùng khoảng 68 khẩu đại bác nhỏ hơn khác.
Đế chế Ottoman và cuộc đánh chiếm thành Constantinople
Rất lâu trước khi Basilica được chế tạo, người Byzantine đã rất tự tin với bức tường thành kiên cố của Constantinople. Bức tường này gồm hai lớn, phía ngoài cao 10m, phía trong cao 15m và dọc theo tường có thêm các tháp canh 18m cách nhau 50m, ngoài cùng của thành là hào rộng 18m.
Thế nhưng, Mehmet II đã ra lệnh bắn phá chính bức tường đồ sộ đó trong 50 ngày bằng một loạt đại bác, trong đó có Basilica.
Dưới sự bắn phá ác liệt của quân đội Ottoman, bức tường thành nổi tiếng ở Constantinople đã bắt đầu đổ nát. Song người Byzantine lại nhanh chóng sửa chữa nó với tốc độ đáng ngạc nhiên, thậm chí có thể ngang bằng với tốc độ bắn phá từ kẻ thù của mình.
Cuộc vây hãm thành Constantinople diễn ra khá ác liệt, dù lợi thế mà Mehmet II có trong tay hơn hẳn người Byzantine, nhưng ông không có nhiều kiên nhẫn. Vào ngày thứ 50, vị sultan đã hạ lệnh cho binh lính công thành. Quân đội Ottoman gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ bảy nghìn lính phòng thủ bên trong Constantinople và đã suýt bỏ cuộc.
Tuy nhiên, không may cho Byzantine khi họ để Ottoman chiếm được một tháp canh nhỏ, dẫn đến việc cổng Kerkaporta bị mở toang. Cả thành phố nhanh chóng thất thủ và hoàn toàn sụp đổ, chấm dứt 1000 năm tồn tại của tòa thành này.
Sau khi Mehmet II chiếm được Constantinople, ông đã đổi tên nó thành Istanbul và bắt đầu xây dựng các công trình kiến trúc Hồi giáo. Còn khẩu đại bác Basilica huyền thoại, nước Anh đã mất đến 60 năm để thuyết phục người Ottoman bán nó lại cho mình.
Nữ hoàng Victoria đã gửi yêu cầu Sultan Abdulaziz, một năm sau đó vị sultan đã gửi tặng nó như một món quà. Cho đến nay Basilica vẫn được cất giữ lại Fort Nelson Museum.